Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ Văn 9 tóm tắt
Mời các em cùng tham khảo bài soạn văn dưới đây. Với nội dung được soạn chi tiết theo từng câu hỏi cụ thể giúp định hướng làm bài tập trong SGK hiệu quả. Tin rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học tập.
Mục lục nội dung
1. Phương châm quan hệ
- Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt chỉ một tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau. Nếu xuất hiện những tình huống như vậy thì người nói và người nghe sẽ không hiểu nhau và cuộc giao tiếp không thực hiện được.
- Bài học về giao tiếp: Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
2. Phương châm cách thức
2.1. Soạn câu 1 trang 21 SGK Ngữ Văn 9 tóm tắt
- Thành ngữ dây cà ra dây muống dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
- Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt.
- Khi giao tiếp cần nói đúng vào nội dung đề tài giao tiếp.
2.2. Soạn câu 2 trang 21 SGK Ngữ Văn 9 tóm tắt
- Câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể được hiểu theo hai cách:
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
- Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác).
- Khi giao tiếp, nếu không vì một lí do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách, tránh cách nói mơ hồ, không rõ nghĩa.
3. Phương châm lịch sự
- Đó là tình cảm của hai người đối với nhau, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin (một người ở vào hoàn cảnh như vậy). Cậu bé không tỏ ra khinh miệt xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.
- Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tết nhị, tôn trọng đối với người đó.
4. Luyện tập
4.1. Soạn câu 1 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 tóm tắt
a. Thái độ quý mến, lịch sự, tôn trọng người khác quan trọng hơn cả giá trị vật chất của mâm cỗ.
b. Lời nói nên nhã nhặn, lịch sự, khéo léo.
c. Không nên nói nặng lời với nhau.
- Tham khảo một số câu tục ngữ, ca dao tương tự:
+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
+ Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
+ Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
4.2. Soạn câu 2 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 tóm tắt
- Phép nói giảm nói tránh có liên quan nhiều nhất đến phương châm lịch sự.
- Ví dụ:
- Nhận định về một người có ngoại hình xấu, ta nói: “Cô ấy không được đẹp lắm”.
- Để trả lời câu hỏi của phụ huynh học sinh về tình hình học tập của một em học yếu, cô giáo nói: “Cháu học chưa được vững lắm”.
4.3. Soạn câu 3 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 tóm tắt
- a. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.
- b. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.
- c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của nguời khác một cách cố ý là nói móc.
- d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.
- e. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.
Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự (a, b, c, d) và phương châm cách thức (e).
4.4. Soạn câu 4 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 tóm tắt
a. Nhân tiện đây xin hỏi: Dùng khi người nói hỏi về một đề tài ngoài đề tài đang trao đổi, để người nghe thấy mình vẫn tuân thủ phương châm quan hệ, đồng thời để người nghe chú ý vào vấn đề mình cần hỏi. Cách diễn đạt này cũng thể hiện phương châm lịch sự.
b. Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; …; xin lỗi, có thể anh không hài lòng…. Các cách diễn đạt này dùng khi phải nói điều khó nói, dễ gây mất lòng người nghe. Nó có tác dụng “rào đón” để người nghe có thể chấp nhận, cảm thông, làm giảm nhẹ sự khó chịu (phương châm lịch sự).
c. Đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế...là cách cảnh báo cho người đối thoại biết rằng anh ta không tuần thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt nếu muốn tiếp tục đối thoại.
4.5. Soạn câu 5 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 tóm tắt
- Nói băm nói bổ : nói thô bạo, thiếu nhã nhặn, bộp chát. (phương châm lịch sự).
- Nói như đấm vào tai : nói mạnh, thô lỗ, ngang ngạnh, trái ý người khác (phương châm lịch sự).
- Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).
- Nửa úp nửa mở : thái độ nói mơ hồ, mập mờ (phương châm cách thức).
- Mồm loa mép giải : lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự). - Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ).
- Nói như dùi đục chấm mấm cáy: nói thô kệch, vụng về, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự).
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (tt) Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (tt) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Sự PT của từ vựng Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Văn thuyết minh Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Cảnh ngày xuân Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chị em Thuý Kiều Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Thuật ngữ Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Đồng chí Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài thơ tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9 siêu ngắn
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Bếp lửa Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Ánh trăng Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 8 tóm tắt
- doc Soạn bài Làng tóm tắt Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Lặng lẽ Sapa Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chiếc lược ngà Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Cố hương tóm tắt Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Những đứa trẻ Ngữ văn 9 tóm tắt