Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về nhà thơ Ba-sô - nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em nắm được những đặc điểm của thơ Hai-cư. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 157 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét tình cảm của nhà thơ qua các bài 1 và 2:

- Tác giả đã thể hiện nỗi nhớ về quê hương, đất nước da diết trong bài thơ mở đầu, đó là nỗi nhớ về Ê- đô (Ê- đô là Tô-ki-ô ngày nay). Đã mười mùa sương xa quê, tức là mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê- đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê - đô. Mười mùa sương gợi lòng lạnh giá của kẻ xa quê. Vậy mà về quê lại nhớ Ê - đô. Ê - đô đã trở thành quê hương thứ hai của tác giả. Tình yêu quê hương đất nước đã hòa làm một.

- Tác giả đã gợi nhớ lại những kỉ niệm thời tuổi trẻ của mình trong bài thơ thứ hai một cách độc đáo và gây được ấn tượng với người đọc. Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ (1666 - 1672). Sau đó ông chuyển đến Ê- đô. Hai mươi năm sau trở lại Ki-ô-tô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông đã làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, loài chim báo mùa hè, tiếng khắc khoải gọi lại kỉ niệm một thời tuổi trẻ. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm. Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn. Câu thơ cũng bồng bềnh trong khẳng định thầm lặng của nỗi nhớ, sự hoài cảm.

2. Soạn câu 2 trang 157 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét hình ảnh trong hai bài thơ 3 và 4:

- Tác giả đã tái hiện hình ảnh người mẹ của mình bằng hình ảnh đặc sắc trong bài thơ số 3 "một mớ tóc bạc di vật còn lại của mẹ", cầm trên tay Ba - sô rưng rưng dòng lệ chảy:

+ Lòng thương cảm, xót xa, trống trải khi mẹ không còn.

+ Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ gợi nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục.

- Bài thơ 4:

+ Tác giả đã kể lại câu chuyện của chính mình trong một không gian vô cùng rùng rợn. Cụ thể Ba-sô kể chuyện từng đi ngang qua cánh rừng ông bỗng nghe thấy tiếng vượn hú, tiếng kêu ấy gợi lên tiếng khóc của em bé bỏ rơi trong rừng.

+ Tác giả đã tái hiện những tháng ngày cực khổ của nhân dân nước Nhật Bản, đó là những năm tháng đau thương của nước Nhật: những năm mất mùa, đói kém, có những nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng.

+ Âm thanh tiếng vượn gợi nhớ tới những tiếng khóc, nỗi buồn đau của con người.

3. Soạn câu 3 trang 157 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Cảm nhận vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ ở bài thơ thứ năm:

- Tác giả đã tái hiện hình ảnh thực trong cuộc sống khi chú khỉ đang bị rét giữa rừng mà run lên.

- Bài thơ này Ba-sô sáng tác khi du hành ngang qua một cánh rừng, ông thấy một chú khỉ nhỏ đang lạnh run lên trong cơn mưa mùa đông.

- Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang rét co ro.

- Bài thơ đã khái quát hoá một vấn đề rất lớn và rất phổ biến của nhân sinh, đó là khao khát, là ước mơ:

+ Con người luôn khao khát và ước mơ về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc hơn. Những ước mơ rất đỗi giản dị, như chú khỉ ước có được chiếc áo tơi trong cơn mưa đông.

+ Đó là ước muốn có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Giữa những phút giây bề bộn của cuộc sống, con người luôn hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Và điều đó khiến cho xã hội loài người ngày càng phát triển.

4. Soạn câu 4 trang 157 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Mối tương giao giữa các sự vật, hiện tượng được thể hiện qua:

- Tác giả đã miêu tả cảnh vật thiên nhiên rực rỡ và chan hòa trong mùa xuân, mùa hoa anh đào nở ở bài thơ số 6. Tác giả liên tưởng hàng ngàn cánh hoa đào phớt hồng, mỏng manh như giấy, lả tả bay, rụng xuống hồ và làm mặt nước gợn sóng. Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ trụ, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập.

- Chúng ta có thể cảm nhận được một bức tranh trầm buồn trong bài thơ thứ bảy của nhà thơ Ba-sô. Trong cái không gian im lặng, có chút gì đấy trầm buồn thì tiếng ve hiện lên. Không râm ran, nó rền rĩ để rồi thấm vào đá. Khung cảnh u tịch, vắng lặng mang chút buồn.

5. Soạn câu 5 trang 157 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Phân tích khát vọng được sống của nhà thơ:

- Tác giả có niềm say mê với nghệ thuật cùng khát khao sống mãnh liệt, khát vọng được lãng du của Ba-sô được thể hiện trong bài 8.

- Trước cái chết, Ba - sô không hề bi lụy:

+ Cuộc đời Ba-sô đã lang thang, phiêu bạt mọi nơi.

+ Khi sắp từ giã cõi đời ông vẫn là người mang tâm hồn lãng du.

+ Gợi tâm hồn Ba-sô lang thang trên những cánh đồng hoang vu.

6. Soạn câu 6 trang 157 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Cảm thức thẩm mĩ trong các bài thơ 6, 7 và 8:

- Tác giả đã sử dụng quý ngữ cho bài thơ thêm cụ thể và sinh động, ta thấy trong bài thơ số 6, quý ngữ của bài chính là "cánh hoa đào". Đó là hình ảnh gợi nên mùa xuân tươi đẹp. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.

- Tác giả đã chuyển tải không gian tĩnh mịch, hoang vu trong bài thơ thứ bảy bằng một hình ảnh đặc sắc và gợi cảm đó là hình ảnh "tiếng ve ngâm". Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.

- Để làm nổi bật lên không gian vắng lặng trong bài thơ số 8 cho nên nhà thơ đã sử dụng một quý ngữ đặc sắc đó là "những cánh đồng hoang vu". Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài Hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM