Soạn bài Khe chim kêu Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Vương Duy - một người sùng tín đạo Phật. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em nắm được nội dung thơ của Vương Duy mang đậm ý vị Thiền. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Khe chim kêu Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 164 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa thì rất nhỏ. Thế mà nhà thơ lại cảm nhận được cả “hoa quế rụng”. Chi tiết ấy cho thấy:

- Thi nhân là người yêu thiên nhiên tha thiết nên mới cảm nhận được những sự vật nhẹ nhàng vận động xung quanh.

- Không gian buổi đêm vô cùng yên tĩnh.

- Những cảm nhận trong trẻo, tập trung nhất về âm thanh sự sống.

- Sự tinh tế, thanh nhàn trong tâm hồn của thi nhân.

2. Soạn câu 2 trang 164 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét mối quan hệ nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ như sau:

- Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm đã làm cho bài thơ "Khe chim kêu" thêm sinh động và chân thực hơn.

- Mối quan hệ động và tĩnh là mối quan hệ truyền thống trong thơ Đường:

+ Hình ảnh cánh hoa quế nhẹ nhàng vô cùng nhưng vẫn có tiếng động khe khẽ.

+ Ánh trăng chỉ lóa trên bầu trời không có bất cứ một âm thanh nào nhưng lại khiến sự vật giật mình.

- Bài thơ có sự gắn bó hài hòa giữa hình và âm. Tạo nên điểm nhìn cho bài thơ.

-> Bài thơ đã chuyển tải những mối quan hệ về nội dung và nghệ thuật sâu sắc, đó chính là mối quan hệ giữa cái động và cái tĩnh. Qua cái động của tiếng hoa quế rơi để thấy được cái tĩnh của màn đêm và của tâm hồn thi nhân, qua hình ảnh trăng lên và tiếng kêu vì thảng thốt giật mình của con chim núi mà nhận thấy được bức tranh đem tĩnh lặng như tờ. Tĩnh lặng đến độ một sự thay đổi rất khẽ về ánh sáng thôi cũng khiến con vật giật mình. Sự tĩnh lặng của màn đêm, sự tĩnh lặng của lòng người có thể cảm nhận được những chuyển động khẽ khàng nhất trong cuộc sống.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM