Soạn bài Hứng trở về Ngữ văn 10 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Nguyễn Trung Ngạn. Đồng thời tài liệu dưới đây sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ chữ Hán. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Hứng trở về Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét nỗi nhớ quê hương của tác giả:

- Tác giả đã sử dụng những hình ảnh của miền quê quen thuộc, bình dị và dân dã.

- Niềm vui ngày trở về thể hiện qua những hình ảnh quê hương quen thuộc:

+ Lá dâu già rụng, tằm vừa chín.

+ Lúa trổ bông, cua đồng béo.

- Hình ảnh về nông thôn ở miền quê hiện ra một cách giản dị và thân thuộc gợi lên sự gắn bó máu thịt với cuộc đời mỗi con người, những con người sinh ra và lớn lên ở nông thôn.

- Tác giả đã thể hiện nỗi nhớ da diết về quê hương, cùng với đó là tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết. Nỗi nhớ rất cụ thể, dân dã làm nổi lên gốc gác đồng quê, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề trồng lúa và sinh hoạt đạm bạc “cua béo ghê”. Đời thường hiện lên trong cảm xúc nhà thơ. Cái cốt lõi của cảm xúc ấy là lòng yêu quê hương xứ sở. Cách nói mộc mạc dễ làm rung động lòng người.

2. Soạn câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Phân tích nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ như sau:

- Bài thơ diễn tả tâm trạng của một lữ khách xa quê hương nên nhớ quê hương da diết, muốn trở về nơi cội nguồn thân thuộc.

- Không chỉ đến thời này mới có những bài thơ yêu nước, mà trước đó đã có rất nhiều những bài thơ yêu nước. Thơ văn trung đại nói nhiều đến lòng yêu n­ước và ng­ười ta cũng có nhiều cách khác nhau để biểu đạt điều này. Với bài thơ “Hứng trở về”, cái tình đối với đất nước, non sông có thêm một cung bậc nữa - đó là nỗi lòng của kẻ li hư­ơng. "Hứng trở về" mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của ngư­ời li khách. Nh­ưng nó không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa h­ương đư­a thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai.

- Tác giả khao khát được trở về quê hương sau nhiều năm xa cách, mong ước ấy thể hiện lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ. Sống sung s­ướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo như­ng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nư­ớc, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời th­ường.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM