Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Vương Xương Linh - là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Từ đó, các em sẽ dễ dàng phân tích được những quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 162 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Điểm độc đáo của "Nỗi oán của người phòng khuê" ở cấu tứ, Vương Xương Linh thể hiện qua sự biến chuyển tâm trạng của người chinh phụ:

- Tâm trạng của người chinh phụ có sự thay đổi từ vui vẻ đến hối hận vì đã để chồng đi chiến trận xa xôi, nguy hiểm.

- Tâm trạng ấy “bất tri sầu” sang “hối”. Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng trong câu “liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ”.

- Màu dương liễu là một màu xanh của sự li biệt, chia li cho nên khi nhìn vào bản thân, cô gái thấy tuổi trẻ bị trôi qua trong cô quạnh.

- Với cảnh ngộ cô đơn, sầu tủi trong hoàn cảnh như vậy, quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

2. Soạn câu 2 trang 162 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét hình ảnh "màu dương liễu":

- Hình ảnh ấy trước tiên thể hiện nhan sắc của người phụ nữ ở độ tuổi xuân xanh nhưng chồng lại không ở bên cạnh.

- Hình ảnh "màu dương liễu" có màu xanh mang đầy ý nghĩa cho câu thơ. Đầu tiên, chúng ta có thể hiểu rằng "màu dương liễu" là màu xanh của mùa xuân và tuổi trẻ. Ở Trung Quốc xưa kia, khi chia tay, người ở lại thường bẻ một cành liễu tặng cho người đi để thể hiện niềm lưu luyến. Như vậy màu dương liễu có thể coi là màu chia li.

- Khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của người chinh phụ đã “hối hận” cho chồng ra trận vì lúc ấy nàng mới hiểu hết giá trị của sự chia li và sự phi lí của chiến tranh.

3. Soạn câu 3 trang 162 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét số chữ trong bài thơ:

- Bài thơ nhằm lên án những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm khổ nhân dân.

- Chúng ta thấy bài thơ chỉ vỏn vẹn với hai mươi tám chữ nhưng lại để lại những ý nghĩa vô cùng sâu sắc và nhân văn. Bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù toàn bài không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy chiến tranh đang dần “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó hủy hoại tuổi trẻ, tuổi xuân của biết bao ngươi, nó phá tan hạnh phúc của mọi gia đình, làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của biết bao người. Chính bởi những lí do trên dù không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng bài thơ vẫn sục sôi niềm oán thán, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

- Chiến tranh làm nhân dân khốn khổ, gia đình li tán, trẻ em mất cha, mất mẹ, làm mất đi sự lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống.

- Chiến tranh khiến người phụ nữ trôi nổi, cô đơn, sầu tủi ngóng đợi tin chồng nơi biên ải xa xôi.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM