Soạn bài Vận nước Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được vận nước của nước nhà qua các khái niệm "vô vi", "cư điện các",... Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em hiểu hơn về tác giả thiền sư Pháp Thuận. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Vận nước Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 139 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Tác giả đã so sánh "Vận nước như dây mây leo quấn quýt" nhằm diễn tả những điều sau:

- Tác giả đã tiến hành so sánh vận nước một cách hết sức đặc biệt và đầy ý nghĩa sâu sắc. Nhà sư so sánh vận nước như mây quấn. So sánh như vậy nhằm diễn tả rằng vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệ  ràng buộc. Vận nước không thể tồn tại của một lực lượng có tính độc lập. Vận nước không chỉ dựa vào một yếu tố mà thành. Nó là quan hệ của nhiều yếu tố để giữ được vận nước phát triển dài lâu, thịnh vượng. Tuy pháp sư không nói ra nhưng ta hiểu: một nước, một quốc gia phải có đường lối trị quốc tốt, phù hợp; có quan hệ ngoại giao và các nước láng giềng tốt; có tiềm năng về quân sự, kinh tế; có sự nhất trí cao giữa người cầm đầu với muôn dân.

- Câu thơ vừa khẳng định vận may của đất nước đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.

2. Soạn câu 2 trang 139 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Hai câu thơ đầu:

- Nhà thơ đã tái hiện vận nước bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, tiêu biểu là so sánh. 

- Hoàn cảnh đất nước: sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, đất nước dần ổn định, đi vào xây dựng vương triều vững mạnh. Trong khí thế, vận nước đang lên những cơ hội mới rộng mở trước mắt.

- Tâm trạng: nhà thơ tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ phản ánh một tâm trạng phơi phới vui tươi, đầy lạc quan, tự hào của tác giả.

3. Soạn câu 3 trang 139 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Tác giả khẳng định “vô vi trên điện các - chốn chốn dứt đao binh”:

- “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật tự nhiên. Vô vi trong bài thơ này được hiểu theo học thuyết Nho giáo, tức là người đứng đầu (nhà vua) phải dùng đức để cảm hóa lòng dân, không làm điều gì trái với lẽ thường để “quốc thái dân an” sẽ được dân tin tưởng, tuân theo. Cứ theo lối sống ấy, trăm họ sẽ thuận ý, đất nước sẽ không còn chiến tranh.

4. Soạn câu 4 trang 139 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Phân tích và nhận xét hai câu thơ cuối như sau:

- Từ xưa đến nay dân tộc ta luôn chú trọng đến hòa bình, mọi người dân đều yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rằng Việt Nam là một đất nước yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu hết mình vì nền hòa bình độc lập ấy. Mọi nơi đều hòa bình, không có chiến tranh, lúc đó muôn dân mới được thái bình, ấm no hạnh phúc. Điều mà nhà sư nói trong bài thơ chính là chân lí cho muôn đời nay.

- Câu thơ cuối bài: "Xứ xứ tức đao binh" thực chất cũng chính là câu trả lời cho vấn đề "vận nước", khẳng định cơ sở vững bền của vận nước trước sau cũng phải dựa trên nền tảng hòa bình, ổn định, thống nhất đất nước. Đây là câu thơ phản ánh truyền thống yêu nước khát khao hoà bình, nhân đạo là nét đẹp của người Việt Nam.

- Tác giả khuyên nhà vua trong điều hành chính sự nên "vô vi", thuận theo quy luật tự nhiên dùng phương pháp đức trị, lấy đức mà giáo dân thì đất nước thái bình, thịnh trị (không đao binh chiến tranh). Hai câu thơ cuối tác giả đã nói về quá trình đấu tranh để đạt được độc lập tự do và nó mang một âm hưởng nhẹ nhàng và có sức lay chuyển mạnh mẽ tới người đọc, và những điều đó đã tạo nên trong con người của tác giả những cảm xúc đặc biệt và mang những điều thật lạ lùng, sự đấu tranh đó diễn ra trong một quá trình không phải một ngày hai ngày mà nó là cả một quá trình, quá trình hành động và phát triển trong nhân dân, cho dân chúng, nó mang những âm hưởng của đời sống và có sức gợi tả sâu sắc.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM