Soạn bài Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách lập dàn bài cho đề văn luyện nói kể chuyện. Từ đó, các em sẽ nâng cao kĩ năng lập dàn bài cho những đề văn nghị luận khác. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

a. Đề 1: "Kể về một chuyến ra thành phố"

- Mở bài: Hoàn cảnh ra thành phố: đi với ai, dịp nào, khi em mấy tuổi, thời tiết ra sao, cái nhìn bao quát về sự khác biệt giữa thành phố và nơi em ở.

- Thân bài:

+ Hành trình chuyến đi: đi bằng xe gì, có đợi xe không, tâm trạng hào hứng, đồ đạc chuẩn bị...

+ Hình ảnh thành phố khi vừa đặt chân đến như thế nào? Có như em tưởng tượng không, khung cảnh, con người ở đây như thế nào.

+ Những điều em trải qua có gì ấn tượng và yêu thích nơi này.

- Kết bài: Khi trở về, tâm trạng của em ra sao, có nuối tiếc, hay nỗi nhớ nhà chen lấn. Em có muốn trở lại thành phố hay không?

b. Đề 2: "Kể về một chuyến về quê"

- Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em.

- Thân bài: kể về chuyến về quê.

+ Trên đường về: cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi không về, sự đổi thay trên đường về.

+ Khi về đến quê:

  • Cơ sở vật chất: Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối; Nhà cửa được sửa mới; Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại,...
  • Đời sống con người: Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn; Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt,...

+ Khung cảnh làng quê: thanh bình êm ả, quê hương đẹp hơn biết bao nhiêu.

+ Tình cảm mọi người ở quê đối với em: mừng rõ đón chào.

- Kết bài:

+ Cảm xúc của em khi về quê.

+ Mong muốn và dự định trở lại.

2. Soạn câu 2 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Chia các tổ hoặc các nhóm luyện nói kể chuyện theo dàn bài.

- Khi luyện nói kể chuyện, chúng ta cần chú ý những yêu cầu quan trọng như sau:

+ Nói to, rõ ràng, mạch lạc. Tránh nói tiếng địa phương.

+ Mắt nên nhìn thẳng vào người đang nghe.

+ Phong thái tự tin.

+ Không nói như đọc thuộc lòng.

+ Không kể quá nhanh cũng không kể quá chậm.

+ Giọng điệu cần nhấn nhá ở những chỗ quan trọng.

+ Luyện nói kể chuyện cần có yếu tố biểu cảm.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM