Soạn bài Thạch Sanh Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm cung cấp cho các em những nội dung quan trọng của bài Thạch Sanh, để từ đó các em có thể tham khảo, tìm hiểu bài trước khi đến lớp một cách tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thạch Sanh Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Sự khác thường:

+ Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.

+ Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.

+ Được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông.

- Thạch Sanh có sự ra đời và lớn lên kì lạ : Làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, dự báo về kì tích mà nhân vật này sẽ lập được trong tương lai.

2. Soạn câu 2 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách đầy nguy hiểm, khó khăn:

+ Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng.

+ Bị Lí Thông lấp cửa hang khi xuống cứu công chúa.

+ Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù.

- Qua những lần vượt qua thử thách, ta thấy Thạch Sanh có phẩm chất:

+ Thật thà, chất phác, hết lòng vì người khác.

+ Có lòng dũng cảm và tài năng.

+ Có lòng nhân hậu, khoan dung.

3. Soạn câu 3 trang 66 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Về tính cách:

+ Thạch Sanh: Thật thà, chất phác, tốt bụng, dũng cảm, giàu lòng nhân ái.

+ Lí Thông: Bất nhân, bất nghĩa, tham lam, độc ác, xảo quyệt, hèn nhát, tàn nhẫn.

- Về hành động:

+ Thạch Sanh: 

  • Kết bạn, coi Lí Thông như gia đình.
  • Giết chằn tinh cứu giúp dân làng.
  • Giết đại bàng cứu công chúa và con vua thủy tề.
  • Dẹp lui quân 18 nước.

+ Lí Thông: 

  • Kết bạn vì thấy Thạch Sanh có lợi.
  • Lừa Thạch Sanh đi canh miếu để thế mạng.
  • Cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh.
  • Lừa Thạch Sanh, lấp miệng hang, cướp công.

4. Soạn câu 4 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Tiếng đàn là chi tiết thần kì trong truyện, nó mang nhiều ý nghĩa như sau: Giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.

- Chi tiết niêu cơm đất tượng trưng cho sự chân tình một mạc của lòng người. Đó còn là tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

5. Soạn câu 5 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Qua cách kết thúc câu chuyện, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành sẽ được sung sướng, hạnh phúc, những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

- Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế,…

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 67 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Nếu vẽ một bức tranh minh họa em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh diệt đại bàng. Vì đây là chi tiết nói lên sự dũng cảm tài năng của Thạch Sanh. Có thể đặt tên bức tranh là dũng sĩ Thạch Sanh.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM