Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn cách xây dựng bài văn tự sự - kể chuyện đời thường. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em nâng cao kĩ năng viết một bài văn tự sự. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 119 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Ngoài các đề bài tự sự đã nêu ở trên, chúng ta có thể tham khảo một số đề bài tự sự tương tự như sau:

- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

- Kể về một việc làm tốt của em.

- Kể về một lần em mắc khuyết điểm.

- Kể về một người bạn tốt của em.

- Kể về một lần về thăm quê.

- Kể về một chuyến du lịch biển.

2. Soạn câu 2 trang 119 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Nhận xét về đề bài đã cho: "Kể chuyện về ông (hay bà) của em".

- Bài làm hoàn toàn sát với đề. Bởi vì người viết đã kể về đúng nhân vật chính là ông em. Người viết có giới thiệu chung về ông em, diễn tả sở thích của ông, sự chăm sóc ân cần, yêu thương mà người ông dành cho cháu của mình,...

- Các sự việc nêu lên đều xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu. Chúng ta có thể thấy qua các chi tiết như sau:

+ Quả thật ông em rất yêu chúng em. Ông chăm sóc cái góc học tập của chúng em. Ông theo dõi sự ngắn nắp, trật tự của chúng em".

+ "Ông đang giữ gìn cuộc sống và sự bình yên cho chúng em",...

3. Soạn câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

a. Đề 1: Kể về một người thầy mà em quý mến.

- Mở bài: Người thầy ấy là ai?

- Thân bài:

+ Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

+ Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

+ Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

+ Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

- Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

b. Đề 2: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ

- Mở bài:

+ Giới thiệu về ngày đi học đầu tiên đáng ghi nhớ.

+ Cảm xúc, ấn tượng chung.

- Thân bài:

+ Chuẩn bị tới trường:

  • Cảnh sắc thiên nhiên, tâm trạng (miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm).
  • Chuẩn bị đến trường: Bút thước, sách vở, các đồ dùng khác.
  • Trên đường đi tới trường: Cảnh vật, tâm trạng, bạn bè.

+ Tới trường:

  • Cảnh ngôi trường: Cổng trường, sân trường, không khí náo nức, đông vui.
  • Lớp học: Phòng học mới, cô giáo, bạn bè, đồ dùng trong lớp.
  • Tâm trạng, cảm xúc trước những điều mới lạ.

+ Sự việc gây ấn tượng:

  • Cô giáo, một vài bạn trong lớp.
  • Sự việc hoặc người bạn cùng bàn đáng ghi nhớ.
  • Bài học đầu tiên

- Kết bài:

+ Ý nghĩa của trường lớp đối với tuổi thơ.

+ Ấn tượng, cảm xúc sâu sắc của bản thân, lời tự hứa.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM