Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy tóm tắt

Bài học hôm nay giải thích cho các em hiểu được nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nông nghiệp và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất tổ tiên của nhân dân ta. Bài soạn tóm tắt dưới đây giúp các em có thêm kiến thức vận dụng vào bài học. Chúc các em học tốt.

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

-Hoàn cảnh để vua Hùng chọn người nối ngôi

  • Giặc ngoại xâm đã bị đánh dẹp, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững.

  • Vua Hùng tuổi đã cao không thể tiếp tục trị vì.

- Ý định của nhà vua

  • Nhà vua muốn chọn cho được người có thể nối được chí hướng của mình.

  • Cụ thể được biểu hiện qua câu: "... người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. 

→ Đây là một tư tưởng tiến bộ khi nó không chịu sự ràng buộc bởi các luật lệ triều đình là truyền ngôi cho con trưởng.

- Hình thức chọn tuyển

  • Thông qua việc làm cỗ để cúng Tiên vương.

  • Nhưng cái chính ở đây là qua việc làm cỗ.

2. Soạn câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

  • ­ Chàng là người thiệt thòi nhất. Sớm mồ côi mẹ. Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: Trong nhà rất nhiều lúa, khoai.

  • ­ Thần thực ra chính là trí tuệ, ý nguyện của nhân dân lao động. Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. 

3. Soạn câu 3 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

  • Bánh Giầy là tượng trời; bánh Chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”.

  • Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình.

→ Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

  • ­ Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm no, thái bình cho dân.

4. Soạn câu 4 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

  • Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật ﴾bánh Chưng, bánh Giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam﴿, truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.

  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam

5. Soạn câu 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

  • Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

  • Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa.

  • Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

6. Soạn câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

  • Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện.

  • Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ.

  • Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sông bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính

  • Thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM