Soạn bài Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học về truyện dân gian. Từ đó, các em sẽ có những kiến thức nền để vận dụng vào tìm hiểu những tác phẩm văn học về sau. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 134 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Khái niệm của những thể loại trong truyện dân gian:

- Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

- Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

- Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người.

- Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...

2. Soạn câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Khi đọc lại các truyện dân gian cần chú ý đến những nội dung cơ bản sau:

+ Cốt truyện.

+ Nhân vật.

+ Giọng điệu kể.

+ Ngôn ngữ.

+ Tóm tắt được những truyện dân gian.

+ Nêu được ý nghĩa, bài học.

3. Soạn câu 3 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Truyền thuyết đã học: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.

- Truyện cổ tích đã học: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng.

- Truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo.

- Truyện cười đã học: Lợn cưới, áo mới, Treo biển.

4. Soạn câu 4 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian:

- Truyền thuyết:

+ Thường là những nhân vật lịch sử, những thần thánh.

+ Có yếu tố kì ảo, tưởng tượng.

+ Cốt truyện đơn giản, hấp dẫn.

+ Nội dung, ý nghĩa: Giải thích nguồn gốc, mơ ước của con người,...

- Truyện cổ tích:

+ Nhân vật thường là người thông minh, có tài năng phi thường, người bất hạnh,...

+ Thường xuất hiện yếu tố kì ảo.

+ Cốt truyện phức tạp hơn truyền thuyết.

+ Ca ngợi những dũng sĩ, anh hùng vì dân diệt ác. Người ở hiền thì gặp lành.

- Truyện ngụ ngôn:

+ Thường là vật, con người ít xuất hiện hơn.

+ Không có yếu tố kì ảo.

+ Mang triết lí sâu sắc.

+ Phê phán những thái độ sống không tốt, từ đó rút ra bài học cho bản thân.

- Truyện cười:

+ Nhân vật thường là người.

+ Không có yếu tố kì ảo.

+ Tình huống gây bất ngờ và tạo nên tiếng cười cho người đọc.

+ Nghệ thuật tạo mâu thuẫn gây cười.

+ Chế giễu, châm biếm, phê phán những tính xấu.

5. Soạn câu 5 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

So sánh giữa các thể loại thuộc truyện dân gian như sau:

- So sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:

+ Giống nhau: Đều là những tác phẩm dân gian, có yếu tố hoang đường, tưởng tượng.

+ Khác nhau:

  • Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử.
  • Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công lí.

- So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười:

+ Giống nhau: tạo ra tiếng cười cho người đọc, ngụ ý phê phán, chứa đựng bài học ý nghĩa.

+ Khác nhau:

  • Truyện ngụ ngôn: răn dạy, khuyên nhủ con người qua câu chuyện của loài vật.
  • Truyện cười: Phê phán những con người có thái độ sống không đúng.
Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM