Kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô là gì? bản chất, phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô gồm có những nội dung gì? Để hiểu rõ hơn về Kinh tế vi mô, eLib chia sẽ đến các bạn đầy đủ nội dung cũng như bài tập tham khảo về Kinh tế vi mô, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!Mục lục nội dung
1. Kinh tế vi mô là gì?
Kinh tế học vi mô hay là kinh tế tầm nhỏ là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế và cách các chủ thể này tương tác với nhau.
2. Bản chất của Kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô là môn khoa học nghiên cứu hành vi của từng cá nhân, từng doanh nghiệp như người tiêu dùng, người sản xuất, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp... cũng như sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể.
Nó giải thích tại sao các đơn vị và các cá nhân lại đưa ra các quyết định về kinh tế và họ làm như thế nào để có các quyết định đó.
3. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất như những vấn đề kinh tế cơ bản về thị trường, sản xuất và chi phí, lợi nhuận và quyết định cung cấp thị trường các yếu tố đầu vào, hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ.
Để có cơ sở nghiên cứu cụ thể về những vấn đề nêu trên, kinh tế vi mô trình bày những nội dung chủ yếu sau đây:
Kinh tế vi mô và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp
Cung cầu hàng hóa
Lí thuyết hành vi người tiêu dùng
Lí thuyết về doanh nghiệp
Cạnh tranh và độc quyền
Thị trường và các yếu tố sản xuất
Những hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ
4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung của khoa học kinh tế để nắm vững những vấn đề lí luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô. Đây là phương pháp cơ bản, xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của kinh tế vi mô.
Gắn chặt việc nghiên cứu lí luận, phương pháp luận với thực hành trong quá trình học tập để củng cố, nâng cao những nhận thức về lí luận, tập vận dụng lí luận, phương pháp luận để giải quyết những vấn đề cụ thể, các tình huống cụ thể trong hoạt động kinh tế vi mô.
Gắn việc nghiên cứu lí luận với thực tiễn sinh động của các doanh nghiệp ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
Ngoài các phương pháp chung đã được vận dụng đối với môn học, chúng tá cần áp dụng các phương pháp riêng như sau:
Phải đơn giản hóa việc nghiên cứu các mối quan hệ phức tạp.
Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi mô, không xem xét sự tác động đến các vấn đề khác; xem xét một yếu tố thay đổi, tác động trong các điều kiện yếu tố khác không thay đổi.
Cần sử dụng mô hình hóa như công cụ toán học và phương trình vi phân để lượng hóa các quan hệ kinh tế.
5. Tư liệu Kinh tế vi mô tham khảo
5.1 Trắc nghiệm Kinh tế vi mô
Câu 1: Lý do nào sau đây không phải là lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học?
○ Để biết cách thức người ta phân bổ các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa.
○ Để biết cách đánh đổi số lượng hàng hóa lấy chất lượng cuộc sống.
○ Để biết mô hình có hệ thống về các nguyên lý kinh tế về hiểu biết toàn diện thực tế.
○ Để tránh nhầm lẫn trong phân tích các chính sách công cộng.
● Tất cả các lý do trên đều là những lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học.
Câu 2: Kinh tế học có thể định nghĩa là:
○ Nghiên cứu những hoạt động gắn liền với tiền và những giao dịch trao đổi giữa mọi người.
○ Nghiên cứu sự phân bổ của các tài nguyên khan hiếm cho việc sản xuất và phân phối các hàng hóa dịch vụ.
○ Nghiên cứu của cải.
○ Nghiên cứu con người trong cuộc sống kinh doanh thường ngày, kiếm tiền và hưởng thụ.
● Tất cả các lý do trên.
Câu 3: Lý thuyết trong kinh tế:
○ Hữu ích vì nó kết hợp được tất cả những sự phức tạp của thực tế.
● Hữu ích ngay cả khi nó đơn giản hóa thực tế.
○ Không có giá trị vì nó là trừu tượng trong khi đó thực tế kinh tế lại là cụ thể.
○ “Đúng trong lý thuyết nhưng không đúng trong thực tế”.
○ Tất cả đều sai.
Câu 4: Kinh tế học có thể định nghĩa là:
○ Cách làm tăng tiền lương của gia đình
○ Cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán.
○ Giải thích các số liệu khan hiếm
● Cách sử dụng các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ và phân bổ các hàng hóa dịch vụ này cho các cá nhân trong xã hội.
○ Tại sao tài nguyên lại khan hiếm như thế.
Câu 5: Lý thuyết trong kinh tế học:
● Có một số đơn giản hóa hoặc bóp méo thực tế.
○ Có mối quan hệ với thực tế mà không được chứng minh.
○ Không thể vì không thể thực hiện được thí nghiệm.
○ Nếu là lý thuyết tốt thì không có sự đơn giản hóa thực tế.
○ Có sự bóp méo quá nhiều nên không có giá trị.
Câu 6: Nghiên cứu kinh tế học trùng với một số chủ đề trong:
○ Nhân chủng học.
○ Tâm lý học
○ Xã hội học
○ Khoa học chính trị
● Tất cả các khoa học trên.
Câu 7: Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học vi mô phải giải quyết là:
○ Thị trường
○ Tiền
○ Tìm kiếm lợi nhuận
○ Cơ chế giá
● Sự khan hiếm
Câu 8:Tài nguyên khan hiếm nên:
○ Phải trả lời các câu hỏi
● Phải thực hiện sự lựa chọn
○ Tất cả mọi người, trừ người giàu, đều phải thực hiện sự lựa chọn.
○ Chính phủ phải phân bổ tài nguyên
○ Một số cá nhân phải nghèo
Câu 9: Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa được tiêu dùng bởi:
○ Những người xứng đáng
○ Những người làm việc chăm chỉ nhất
○ Những người có quan hệ chính trị tốt
● Những người sẵn sàng và có khả năng thanh toán
○ Những người sản xuất ra chúng
Câu 10: Thị trường nào sau đây không phải là một trong ba thị trường chính?
○ Thị trường hàng hóa
○ Thị trường lao động
○ Thị trường vốn
● Thị trường chung Châu Âu
○ Tất cả đều đúng
5.2 Bài tập Kinh tế vi mô
Bài 1: Một người tiêu dùng có khoảng thu nhập I = 4.400.000 đồng dùng để mua 2 loại thực phẩm là thịt và gạo với Pt = 80.000đồng/kg và Pg =20.000đ/sp. Mức hữu dụng từng loại được thể hiện qua 2 hàm số sau:
TUT = -T2 +40*T và TUG= – ½*G2+95*G
Yêu cầu:
1. Viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau
2. Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa
3. Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được
4. Nếu giá thịt tăng lên 100.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
5. Nếu giá thịt giảm xuống còn 60.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
6.Vẽ đường tiêu thụ giá cả dựa vào kết quả 3 câu từ 3-5.
7.Tính hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng thịt trong 2 khoảng biến động giá: (1) từ 80 lên 100 và (2) từ 80 xuống 60.
Bài 2: Một xí nghiệp độc quyền có hàm tổng chi phí sản xuất sản phẩm A như sau: TC = 1/8*Q2 + 8Q + 2.800. Hàm số cầu thị trường của s.phẩm A là P = -1/2Q+128
Yêu cầu:
1. Xác định sản lượng và giá bán nhà độc quyền đạt lợi nhuận tối đa. Tính tổng lợi nhuận đạt được.
2. Tính hệ số độc quyền Lerner và tổn thất vô ích
3. Nếu CP định giá tối đa đối với nhà độc quyền là 60, DNĐQ có nên tiếp tục sản xuất. Nếu có, Q, LN, DWL và CS thay đổi như thế nào?
4. Chính phủ cần định giá bao nhiêu để phá thế độc quyền hoàn toàn?
5. Nếu chính phủ đánh thuế 20đvg/sản phẩm, giá, lượng, lợi nhuận là bao nhiêu và thay đổi như thế nào. Chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế?
6. Nếu chính phủ đánh thuế khoán 2000, P, Q, LN thay đổi ra sao?
Bài 3: Một doanh nghiệp có hàm sản xuất Q = 2(K-2)*L. Giá thị trường của 2 yếu tố sản xuất K và L lần lượt là: PK = 4 (giá thuê vốn-máy móc thiết bị) và PL=2 (giá thuê lao động). Giả sử doanh nghiệp được đối tác đề nghị một hợp đồng với sản lượng 3600 đvsp và giá là 0,1 đvt/sg.
Yêu cầu:
1. Xác định phối hợp tối ưu giữa 2 yếu tố sản xuất sau cho chi phí sản xuất thấp nhất.
2. Tính tổng chi phí sản xuất (chi phí trực tiếp) thấp nhất đạt được.
3. Đưa ra lời tư vấn giúp doanh nghiệp quyết định có nên ký hợp đồng hay không, biết rằng ngoài chi phí sản xuất, doanh nghiệp gánh chịu chi phí quản lý và chi phí bán hàng với tổng hai khoản chi phí này chiếm 30% chi phí sản xuất.
Nhằm giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn, eLib đã tổng hợp và chia sẽ khái niệm, nội dung, phương pháp nghiên cứu về Kinh tế vi mô. Ngoài ra, còn có bài tập tự luận và trắc nghiệm giúp các bạn hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Hãy tham khảo để nắm chi tiết nhé!
Tham khảo thêm
- Bài 1: Một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu
- Bài 2: Ba vấn đề cơ bản và đường giới hạn khả năng sản xuất
- Bài 3: Thị trường và sơ đổ chu chuyển kinh tế
- Bài 1: Thị trường
- Bài 2: Cầu thị trường
- Bài 3: Cung thị trường
- Bài 4: Thị trường cân bằng
- Bài 5: Sự co giãn của cầu cung
- Bài 6: Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
- Bài 1: Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng