Bài 1: Thị trường lao động
Cùng tìm hiểu Cầu về lao động ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp; Cung về lao động của cá nhân và cho một ngành; Cân bằng thị trường lao động của một ngành thông qua nội dung bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 1: Thị trường lao động dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Cầu về lao động
Cầu đối với yếu tố sản xuất là loại cầu phái sinh (hay cầu dẫn xuất), nó phát sinh từ mức đầu ra và chi phí cho những đầu vào. Cụ thể hơn nó không chỉ phụ thuộc vào giá của chính nó mà còn phụ thuộc vào mức đầu ra dự kiến sản xuất. Ví dụ cầu về lao động để dệt ra sản phẩm vải là cầu phát sinh, nó không chỉ phụ thuộc vào giá thuê lao động mà còn phụ thuộc vào lượng vải được trù tính sản xuất.
1.1 Cầu về lao động ngắn hạn của doanh nghiệp
Trong ngắn hạn, lao động được xem là một loại yếu tố sản xuất biến đổi, tương tự với nó như nguyên liệu, nhiên liệu,... Ngược lại, vốn được thể hiện qua nhà xưởng, máy móc thiết bị,... là yếu tố sản xuất cố định. Đó là những nguồn lực mà doanh nghiệp không thể thay đổi dễ dàng trong ngắn hạn.
Trong phân tích, chúng ta giả sử một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chỉ sử dụng hai yếu tố lao động (L) và vốn (K):
Q = f(K, L)
Với đơn giá tương ứng là R và W
Trong ngắn hạn, yếu tố vốn cố định, doanh nghiệp phải quyết định thuê bao nhiêu lao động nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
Đường cầu của một doanh nghiệp về một yếu tố sản xuất biến đổi: phản ánh những số lượng khác nhau của yếu tố đó mà doanh nghiệp sẽ mua ở những mức giá khác nhau có thể có.
Giả sử yếu tố biến đổi duy nhất được phân tích ở đây là lao động (L). Dựa trên những hiệu quả mà nó mang lại cho tổng doanh thu và chi phí phải bỏ ra cho nó, doanh nghiệp phải quyết định thuê bao nhiêu lao động để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Doanh thu sản phẩm biên (MRP)
Khi doanh nghiệp thuê thêm một đơn vị lao động trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải trả một khoản tiền lương là W và đơn vị lao động này sẽ tạo ra một lượng sản phẩm là MPL, do đó sẽ tạo thêm một khoản doanh thu. Doanh thu tăng thêm trong trường hợp này được gọi là doanh thu sản phẩm biên của lao động (ký hiệu là MRPL):
\(MRP_L = MR.MP_L = \frac{\Delta TR}{\Delta Q} \cdot \frac{\Delta Q}{\Delta L} = \frac{\Delta TR}{\Delta L}\) (8.1)
Như vậy: Doanh thu sản phẩm biên của lao động (MRPL) là mức thay đổi trong tổng doanh thu của doanh nghiệp khi thay đổi một đơn vị lao động trong sử dụng, nó bằng tích số giữa doanh thu biên (MR) và năng suất biên của lao động (MPL).
Đường cầu ngắn hạn về lao động của doanh nghiệp (DL)
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động khi và chỉ khi doanh thu sản phẩm biên (MRPL) còn lớn chi phí tiền lương (W) doanh nghiệp bỏ ra để thuê thêm đơn vị lao động đó. Doanh nghiệp sẽ thải lao động nêu như MRPL nhỏ hơn W. Do đó, mức lao động có sức tối đa hóa lợi nhuận khi:
MRPL = W (8.2)
Đường doanh thu sản phẩm hiên của lao động (MRPL) cho thấy số lượng lao động mà doanh nghiệp sẽ thuê tương ứng với các mức tiền lương trên thị trường (W) để tối đa hóa lợi nhuận; nên đường MRPL chính là đường cầu về yếu tố lao động (DL).
Đường cầu về yếu tố lao động (DL) dốc xuống về phía phải do qui luật năng suất biên giảm dần.
Bảng 8.1: Số liệu về lao động và doanh thu sản phẩm biên trong thị trường sản phẩm cạnh tranh
Đầu vào là lao động (L) |
Đầu ra là sản phẩm (Q) |
Năng suất biên (MPl) |
Giá bán sản phẩm (P) |
Tổng doanh thu (TR) |
MRPL = MPxP = \(\Delta TR / \Delta L\) |
1 |
2 |
2 |
3 |
6 |
6 |
2 |
5 |
3 |
3 |
15 |
9 |
3 |
9 |
4 |
3 |
27 |
12 |
4 |
12 |
3 |
3 |
36 |
9 |
5 |
14 |
2 |
3 |
42 |
6 |
6 |
15 |
1 |
3 |
45 |
3 |
7 |
14 |
-1 |
3 |
42 |
-3 |
Qua bảng 8.1 trên, mức cầu về lao động để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh này là:
W = 9 thì L = 4;
W = 6 thì L = 5;
W = 3 thì L = 6.
Nối các điểm này với nhau ta có đường cáu lao động (DL) trên đồ thị 8.1la.
Trong thị trường độc quyền doanh thu biên (MR) luôn luôn nhỏ hơn giá bán sản phẩm (P), do đó đường cầu trong thị trường sản phẩm có thế lực độc quyền dốc hơn trong thị trường cạnh tranh. Như vậy với bất cứ mức lương đã cho nào các doanh nghiệp độc quyền sẽ thuê số đơn vị lao động ít hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh (hình 8.2).
Sự dịch chuyển đường cầu lao động
Khi mức tiền công (W) tăng từ W0 tăng lên W1, thì lương cầu lao động giảm từ L0 xuống còn L1 (Hình 8.1b).
Đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển khi có sự thay đổi của các yếu tố như: giá sản phẩm của doanh nghiệp, mức sử dụng các yếu tố đầu vào khác, tiến bộ kỹ thuật.
Sự tăng giá sản phẩm của doanh nghiệp làm cho năng suất biên của lao động có giá trị cao hơn, đường MRPL dịch chuyển sang phải
Sự tăng số lượng vốn mà lao động kết hợp để sản xuất ra sản phẩm làm tăng năng suất biên của lao động, do đó làm đường MRPL dịch chuyển sang phải.
Tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất của lao động đối với bất cứ lượng đầu vào khác cho trước, đường MRPL dịch chuyển sang phải
1.2 Đường cầu lao động dài hạn của doanh nghiệp
Trong dài hạn, cả lao động và vốn đều biến đổi
Khi tiền lương giảm, nhiều lao động hơn được thuê mướn để sản xuất số lượng sản phẩm lớn hơn, số lượng lao động lớn hơn đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc. Nhiều máy móc hơn được sử dụng, MPL tăng, làm cho đường MRPL dịch chuyển sang phải, đến lượt nó lại là nguyên nhân khiến mức cầu lao động tăng.
Hình 8.3 cho thấy, khi mức tiền lương (W) giảm, lượng cầu lao động không phải là L' mà là L2. Đường cầu về lao động không còn là đường MRPL1 mà là đường nối hai điểm A và C. Những điểm này cho thấy những số lượng lao động mà doanh nghiệp sẽ thuê tương ứng với các mức tiền lương thay đổi, khi giá của các yếu tố sản xuất khác được giữ không đổi, và những số lượng các yếu tố khác được điều chỉnh thích ứng với mỗi mức lương của lao động.
1.3 Cầu về lao động của thị trường
Đường cầu thị trường của lao động được xác định theo hai bước:
Xác định cầu lao động của ngành
Xác định cầu lao động của thị trường
Cầu lao động của ngành
Với mức giá sản phẩm là P1 và mức tiền lương W1, mỗi doanh nghiệp trong ngành có sức cạnh tranh với đường doanh thu sản phẩm biên (MRPL1), sẽ chọn mức thuê lao động l1, thỏa mãn điều kiện: MRPL1 = W1. Như vậy lượng cầu lao động của ngành tại mức lương W1 là L1, được tính bằng cách cộng theo trục số lượng các đưòng doanh thu sản phẩm biên (MRPL1) của các doanh nghiệp.
Khi mức tiền lương giảm xuống W2, các doanh nghiệp trong ngành sẽ thuê mướn nhiều lao động hơn, điều này làm tăng cung sản phẩm, nghĩa là đường cung dịch chuvền sang phải. Sự gia tăng cung làm giảm giá sản phẩm xuống P2, do đó đường MRPL1 sẽ dịch chuyển sang trái thành MRPL2, mỗi doanh nghiệp trong ngành sẽ chọn mức thuê lao động l2 thỏa mãn điều kiện: MRPL2 = W2. Kết quả là lượng cầu lao động của ngành tại mức lương W2 là L2, bằng tổng cộng theo trục số lượng các đường doanh thu sản phẩm biên (MRPL2) của các doanh nghiệp.
Nối các điểm (W1,L1) và (W2,L2) chúng ta có đường cầu về lao động của ngành DDL dốc hơn trong trường hợp giá sản phẩm không giảm (hình 8.4).
Cầu thị trường về lao động
Tổng cộng theo số lượng (theo trục hoành) các đường cầu của ngành, chúng ta có đường cầu thị trường về lao động.
2. Cung về lao động
Cung yếu tố sản xuất chỉ số lượng nguồn lực sẽ được cung ứng ở mỗi mức giá khác nhau. Như mọi đường cung khác, đường cung yếu tố sản xuất được xác định cho một thời gian nhất định, trong đó ngoại trừ giá cả, các yếu tố khác được giả thiết là không đổi.
Do vậy, đường cung vẽ nguồn lực lao động được định nghĩa là lượng lao động sẽ được cung ứng ở mỗi mức tiền lương khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi tổng hợp đường cung cá nhân của tất cả lao động, chúng ta sẽ có đường cung thị trường lao động.
2.1 Cung về lao động của cá nhân
Đường cung yếu tố sản xuất phụ thuộc vào người chủ sở hữu nguồn lực sẵn sàng cung cấp nó ở thị trường hay không. Đường cung lao động đôi khi khác đường cung của các nguồn lực khác, bởi vì lao động gắn liền với người chủ sở hữu nó. Điều này làm cho đường cung lao động có tính đặc trưng.
Giá của một nguồn lực phản ánh chi phí cơ hội của nó, giá càng cao khi có nhiều cách sử dụng đối với nguồn lực và càng thấp khi nguồn lực chỉ được sử dụng để tạo ra một loại sản phẩm. Nói cách khác, giá càng cao khi nguồn lực càng khan hiếm và càng thấp khi nguồn lực dồi dào. Nhưng chi phí cơ hội lao động bao gồm thời gian nghỉ ngơi, giải trí mà người lao động phải hy sinh khi làm việc. Quyết định cung cấp lao động cho sản xuất, đòi hỏi mức tiền lương đủ để bù đắp cho sự hy sinh thời gian nghỉ ngơi, giải trí của người lao động.
Nói chung, lượng cung lao động nhỏ bao hàm một sự hy sinh nhỏ thời gian giải trí mà ở mức lương thấp vừa đủ. Lượng cung lao động lớn hơn bao hàm một sự hy sinh lớn hơn và đòi hỏi mức lương cao hơn. Kết quả là đường cung lao động dốc lên như trong hình 8.5a.
Nhưng nếu người lao động đạt đến mức thu nhập khá cao, thời gian giải trí đường như có giá trị hơn làm việc, ngay cả khi công việc kiếm được tiền lương cao hơn. Do đó đường cung lao động có thể trở nên dốc đứng hoặc uốn cong về phía sau như hình 8.5b khi người lao động đạt được mức thu nhập vừa dủ đối với mức sống đòi hỏi của họ.
Tại mức lương W1, người lao động cung cấp h1 giờ lao động, tổng thu nhập là hình chữ nhật OW1Ah1. Nếu mức tiền lương tăng lên W2, người lao động tăng thêm giờ làm việc đến h2, tổng thu nhập là OW2Bh2. Nhưng khi mức lương tăng đến W3 thì họ chỉ muốn cung ứng số giờ lao động là h3, để có mức thu nhập như trước và có nhiều thời gian giải trí hơn. Mức tiền lương cao có thể làm giảm lượng cung lao động.
Mức lương thực tế mà người lao động bắt đầu giảm giờ làm việc là gì?
Dĩ nhiên câu trả lời phụ thuộc vào người lao động. Nó phụ thuộc vào mức sống hiện tại của họ đối với tiêu chuẩn sống dự kiến. Và nó cũng phụ thuộc vào quan niệm của người lao động đối với công việc và giải trí. Nội dung này phù hợp với lý thuyết lựa chọn của ngưới tiêu dùng mà chúng ta đã phân tích chi tiết trong chương 3. Sự lựa chọn ở đây không phải giữa các mặt hàng này với mặt hàng khác, mà là giữa hàng hóa nói chung và giải trí.
Như vậy mục tiêu của người lao động được đặt ra ở đây không phải là tối đa hóa thu nhập mà là tối đa hóa hữu dụng. Hai tác động thay thế và tác động thu nhập giống hệt như trong mô hình chuẩn.
Tác động thay thế vì khi mức tiền lương tăng, cái giá phải trả cho thời gian rãnh rỏi cũng tăng, khuvền khích người lao động thay thế giải trí bằng làm việc.
Tác động thu nhập xuất hiện vì mức lương cao hơn làm tăng thu nhập thực của người lao động. Với thu nhập cao hơn, số lượng hàng hóa mà họ có thế mua nhiều hơn trong đó có sự giải trí - ảnh hưởng thu nhập này có xu hướng khuyến khích người lao động làm việc ít hơn.
Hình 8.6 biểu thị tác động thay thế và tác động thu nhập của một mức tién lương tăng cao. Ở đây giả sử không có nguồn thu nhập nào khác ngoài thu nhập do công việc mang lại.
Với mức tiền lương là 10 ngàn đồng một giờ, đường ngân sách là PQ. Người lao động tối đa hóa hữu dụng tại A, làm việc 8 giờ nhận mức thu nhập 80 ngàn đồng và hưởng thời gian rảnh rỗi 16 giờ một ngày.
Khi mức tiền lương là 20 ngàn đồng một giờ, đường ngân sách xoay lên thành RQ, họ tối đa hóa hữu dụng tại B, làm việc 4 giờ nhận mức thu nhập 80 ngàn đồng và hưởng thời gian rảnh rỗi 20 giờ một ngày. Mức lương cao hơn khuyến khích người lao động làm việc 12 giờ một ngày, là tác động thay thế. Nhưng tác động thu nhập vượt quá tác động thay thế và hạ thấp ngày lao động từ 8 giờ xuống 4 giờ.
2.2 Cung về lao động cho một ngành
Đối với một ngành cụ thể, đường cung về lao động phụ thuộc vào mức tiền lương được trả so với mức tiền lương ở các ngành khác cũng đòi hỏi những kỹ năng tương tự. Mức chênh lệch của tiền lương ở đây là do những khác biệt trong các đặc tính phi tiền tệ của công việc như là sự rủi ro, sự an nhàn, hoặc những giờ phi xã hội như ca tối,... khi xem xét đồng thời khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ thì không còn động cơ chuvền việc giữa các ngành.
Như vậy về mặt lý thuyết, với giả định công nhân có thể di chuyển tự do trong cùng một công việc giữa các ngành khác nhau và nếu mỗi ngành là nhỏ so với tổng thể nền kinh tế thì đường cung về lao động sẽ hoàn toàn co giãn (nằm ngang) ở mức tiên công hiện hành (được điều chỉnh đối với những lợi thế phi kinh tế). Khi tất cả các ngành khác trả mức lương cao hơn thì đường cung nằm ngang về lao động của ngành đó phải dịch chuyển lên trên. Trong trường hợp ngược lại, nếu đó là một loại lao động đặc thù chỉ có thể làm việc trong một ngành nhất định, ví dụ như nghệ sĩ pi-a- nô chỉ có thể làm việc trong ngành âm nhạc, đường cung về lao động trong ngành này thẳng đứng tại một số lượng nhất định, thì mức lương cao hơn của tất cả các ngành khác cũng không tác động gì đối với sự cân bằng trên thị trường pi-a-nô.
Trong thực tế, đường cung về lao động đối với một ngành cụ thể ít co giãn hơn mức hoàn toàn, vì ít có ngành nào nhỏ như thế lại có thể có tất cả những nghề mà họ muốn sử dụng.
Do vậy, với nguồn cung ứng lao động trong ngắn hạn tương đối cố định, việc mở rộng thuê lao động trong ngành đó sẽ đẩy mức tiền lương lên. Đường cung lao động của ngành dốc lên.
Tuy nhiên trong dài hạn, đường cung lao động cho ngành sẽ thoải hơn, vì nguồn cung ứng lao động cho các ngành trong toàn bộ nền kinh tế đã tăng lên, mức tiền lương không còn tăng cao như trong ngắn hạn.
Như vậy, việc tăng tiền lương trong một ngành sẽ lan ra các ngành khác. Mức độ lan tỏa như thế nào phụ thuộc vào tính lưu động của sức lao động.
3. Cân bằng thị trường lao động của một ngành
Những vấn đề liên quan đến cung cầu thị trường về các yếu tố sản xuất xác định giá thị trường của các yếu tố sản xuất. Giá cân bằng của nó sẽ là giá tại đó những người mua các yếu tố sản xuất muốn mua cùng số lượng mà người bán muốn bán.
Trong hình 8.7 cho thấy sự cân bằng trên thị trường lao động, đường cầu về lao động của nó là DL dốc xuống cắt đường cung về lao động SL dốc lên tại E, nơi mức lương W0 và mức thuê lao động là L0. Ở một mức lương W1 thấp hơn mức cân bằng W0, số lượng lao động muốn cung ứng sẽ ít hơn lượng lao động muốn thuê. Sự thiếu hụt lao động xảy ra và do đó mức tiền lương sẽ tăng đến điểm cân bằng. Ở một mức lương W2, cao hơn W0 số lượng lao động muốn cung ứng sẽ nhiều hơn lượng lao động muốn thuê. Sự dư thừa lao động xảy ra, người lao động với mong muốn có việc làm sẽ sẵn sàng nhận một mức lương thấp hơn, như vậy mức tiền lương sẽ hạ xuống điểm cân bằng.
Trong một nền kinh tế không ổn định, sự xác định giá cả và mức sử dụng các nguồn lực sẽ phức tạp. Cung và cầu tài nguyên không độc lập. Ví dụ nền kinh tế đang suy thoái, cầu sản phẩm và cầu các yếu tố sản xuất giảm, gây ra thất nghiệp và hạ thấp giá các nguồn lực. Vì mức sử dụng và giá cả các nguồn lực quyết định thu nhập cá nhân, do đó khi thu nhập cá nhân giảm, sự sụt giảm cầu sản phẩm và cầu các yếu tố sản xuất còn nhiều hơn nữa.
Hình 8.8, giả sử giá cả và tiền lương trong các ngành khác là cố định, ta cũng giả sử có sự suy thoái trong ngành xây dựng làm giảm cầu về xi măng, giá xi măng giảm, do đó làm dịch chuyển đường cầu về lao động trong ngành dịch chuyển sang trái, tiền lương giảm xuống W1.
Ngược lại, giả sử rằng có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị vào các ngành khác, ngoại trừ ngành xi măng. Với lượng vốn nhiều hơn để làm việc, lao động trong các ngành khác có năng suất cao hơn (MPL tăng), làm cho MRPL tăng, do đó những ngành này bây giờ trả mức lương cao hơn. Điều này làm dịch chuyển đường cung về lao động của ngành xi măng sang trái đến SL’. Đối với mỗi mức tiền lương, ngành sản xuất xi măng bây giờ thu hút ít nhân công từ nguốn lao động chung hơn trước. Mức cân bằng mới về công nhân xi măng tại E2. Việc thuê công nhân thu hẹp từ L0 đến L2 (hình 8.8).
Với sự lưu động hạn chế của lao động giữa các ngành, ngành xi măng có thể thu hút nhiều lao động hơn nếu nó trả mức tiền lương cao hơn, nhưng do ngành đó không cách ly khỏi các ngành khác nên đường cung về lao động của nó dịch chuyển sang trái khi tiền công ở các ngành khác tăng.
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Thị trường lao động mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn.
Tham khảo thêm
- doc Bài 2: Thị trường vốn và đất đai