Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Cộng hai số nguyên cùng dấu sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập một.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 23 trang 75 SGK Toán 6 tập 1
Tính:
a) \(2763 + 152\); b) \((-7) + (-14)\); c) \((-35) + (-9)\).
Phương pháp giải
Quy tắc:
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
Cộng hai số nguyên âm: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.
Hướng dẫn giải
Câu a
\( 2763 + 152 = 2915\)
Câu b
\((-7) + (-14) = - (7 + 14) = - 21\)
Câu c
\( (-35) + (-9) = - (35 + 9) = - 44.\)
2. Giải bài 24 trang 75 SGK Toán 6 tập 1
Tính:
a) \((-5) + (-248) \)
b) \(17 + |-33|\) ;
c) \(|-37| + |15| \)
Phương pháp giải
Sử dụng:
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
Cộng hai số nguyên âm: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.
Giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên dương là chính nó.
Giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên âm là số đối của nó (chính là 1 số nguyên dương)
Hướng dẫn giải
Câu a
\((-5) + (-248)\) \(= - (5 + 248) = -253\).
Câu b
Ta có: \(|–33| = 33\)
Do đó: \(17 + |-33| = 17 + 33 = 50\).
Câu c
Ta có: \(|–37| = 37; |15| = 15\)
Do đó: \( |-37| + |15| = 37 + 15 = 52 \).
3. Giải bài 25 trang 75 SGK Toán 6 tập 1
Điền dấu ">", "<" thích hợp vào ô vuông:
a)\( (-2) + (-5)\) \(\square\) \((-5)\);
b) \((-10) \) \(\square\) \((-3) + (-8)\).
Phương pháp giải
Cộng hai số nguyên âm: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.
+ So sánh hai số nguyên âm: Số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì số đó lớn hơn.
Hướng dẫn giải
Câu a
\( (-2) + (-5) = -(2+5) = -7\)
So sánh \(-7\) và \(-5\). Ta có: \(|–7| = 7; |–5| = 5,\) mà \(7 > 5\) nên \(-7 < -5\)
Suy ra \( (-2) + (-5) < -5\);
Câu b
\((-3) + (-8)\) = \(-(3+8) = -11\)
So sánh \(-10\) và \(-11\). Ta có: \(|–10| = 10; |–11| = 11,\) mà \(10<11\) nên \(-10 > -11\)
Suy ra \( -10 > (-3) + (-8)\)
4. Giải bài 26 trang 75 SGK Toán 6 tập 1
Nhiệt độ hiện tại của phòng ướp lạnh là \( - {5^0}C\). Nhiệt độ tại đó sẽ là bao nhiêu độ C nếu nhiệt độ giảm \({7^0}C\) ?
Phương pháp giải
Ta đưa về cộng hai số nguyên âm.
Cộng hai số nguyên âm: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.
Hướng dẫn giải
Nhiệt độ giảm đi \({7^0}C\) có nghĩa là tăng thêm \({-7^0}C\).
Vậy nếu giảm đi \({7^0}C\) thì nhiệt độ phòng ướp lạnh là:
\( (-5) + (-7) = - (\left | -5 \right |+ \left | -7 \right |)\)\(\, = - (5 + 7) = -12^0C\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Quy tắc chuyển vế
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Tính chất của phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Bội và ước của một số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập chương 2: Số nguyên