Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Làm quen với số nguyên âm sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập một.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Hình 35 minh họa một phần các nhiệt kế (tính theo độ C):
a) Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế.
b) Trong hai nhiệt kế a và b, nhiệt độ nào cao hơn ?
Phương pháp giải
Nhìn vào số đo của nhiệt kế để đọc và so sánh.
Chằng hạn: \(-1^0C\) đọc là âm một độ C.
Hướng dẫn giải
Câu a
Hình a) nhiệt độ là -30C, đọc là âm ba độ C;
Hình b) nhiệt độ là -20C đọc là âm hai độ C;
Hình c) nhiệt độ là 00C đọc là không độ C;
Hình d) nhiệt độ là 20C đọc là hai độ C;
Hình e) nhiệt độ là 30C đọc là ba độ C.
Câu b
-20C cao hơn -30C
Nhiệt độ ở nhiệt kế b cao hơn nhiệt độ ở nhiệt kế a.
2. Giải bài 2 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Đọc độ cao của địa điểm sau:
a) Độ cao của đỉnh núi Ê-vơ-rét (thuộc Nê-pan) là 8848 mét (cao nhất thế giới);
b) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an (thuộc vùng biển Phi-líp-pin) là -11 524 mét ( sâu nhất thế giởi).
Phương pháp giải
Ta đọc số âm theo ví dụ: số \(-1\) đọc là âm một.
Hướng dẫn giải
a) Đỉnh núi Ê-vơ-rét cao tám nghìn tám trăm bốn mươi tám mét.
b) Đáy vực Ma-ri-an sâu âm mười một nghìn năm trăm hai mươi bốn mét.
3. Giải bài 3 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Người ta còn dùng số nguyên để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Pi-ta-go sinh năm -570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.
Hãy viết số (nguyên âm) chỉ năm tổ chức Thế vận hội đầu tiên, biết rằng nó diễn ra năm 776 trước Công nguyên.
Phương pháp giải
Để biểu diễn số nguyên âm ta viết dấu "-" đằng trước số tự nhiên.
Chẳng hạn: \(-3;-2;-1.\)
Hướng dẫn giải
Thế vận hội đầu tiên tổ chức vào năm \(-776.\)
4. Giải bài 4 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Câu a
Ghi điểm gốc 0 vào trục số ở hình 36.
Câu b
Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và -5 vào trục số ở hình 37.
Phương pháp giải
Gợi ý: Các bạn đếm số đoạn thẳng để điền các số vào trục.
Hướng dẫn giải
Câu a
-6, -5, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4, 5
Câu b
-10, -9, -8,-7, -6, -5, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
5. Giải bài 5 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Vẽ một trục số và vẽ:
- Những điểm nằm cách điểm \(O\) ba đơn vị,
- Ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm \(0\).
Phương pháp giải
Đếm số đoạn thẳng tính từ điểm gốc \(O\) để xác định các cặp điểm.
Hướng dẫn giải
Hai điểm \(3\) và \(-3\) cách đều điểm \(O\) ba đơn vị (chính là 2 điểm A và A' trên hình vẽ).
Ba cặp điểm biểu diễn ba cặp số nguyên cách đều điểm \(O\) là: 1 và -1; 2 và -2; 3 và -3
Hay là các cặp điểm \(B\) và \(B'\); \(C\) và \(C'\); \(A\) và \(A'\) trên hình vẽ
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Quy tắc chuyển vế
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Tính chất của phép nhân
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Bội và ước của một số nguyên
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập chương 2: Số nguyên