Địa lý 6 Bài 27: Lớp vỏ SV. Nhân tố ảnh hưởng đến phân bố thực, ĐV trên Trái Đất
Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất giúp các em có thêm kiến thức về lớp vỏ sinh vật cũng như các nhân tố và ảnh hưởng của con người tới sự phân bố thực, động vật. Các em hãy cùng nhau tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lớp vỏ sinh vật
Khái niệm: Lớp vỏ sinh vật là những sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái đất.
1.2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật
a. Đối với thực vật
- Khí hậu: Có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (nhiệt độ, lượng mưa).
- Khí hậu nhiệt đới → Các loài cây nhiệt đới: cao su, cà phê, ...
- Khí hậu ôn đới → Các loài cây cận nhiệt: chè, su su, …
- Địa hình: Sườn núi khác nhau thảm thực vậ khác nhau
- Chân núi: Rừng lá rộng
- Sườn núi cao: Rừng lá kim
- Đất: Mỗi loại đất có những loài cây khác nhau
- Phù sa: Lúa, ngô, khoai, sắn, rau...
- Badan: Cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu...
b. Đối với động vật
Khí hậu: Động vật ít chịu ảnh hưởng hơn thực vật (vì động vật có thể di chuyển được hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường).
Một số loài động vật thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông hoặc di cư theo mùa.
c. Mối quan hệ giữa động vật và thực vật
Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.
Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật. Thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
1.3. Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất
a. Tích cực
Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.
Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
b. Tiêu cực
Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.
Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.
2. Luyện tập
Câu 1: Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết?
Gợi ý trả lời
- Một số động vật ngủ đông là: sóc, gấu Bắc Cực, ...
- Một số động vật di cư: chim nhạn, chim én, hồng hạc,...
Câu 2: Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong?
Gợi ý trả lời
- Khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong, vì:
- Nguồn thức ăn cạn kiệt.
- Mất nơi cư trú.
- Khí hậu thay đổi.
Câu 3: Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật.
Gợi ý trả lời
Trên các đồng cỏ nhiệt đới, thực vật hoà thảo (cỏ) phát triển rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò... chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, đại bàng...
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung quan trọng như sau:
- Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật
- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 6 Bài 12: Tác động nội lực, ngoại lực trong hình thành địa hình bề mặt TĐ
- doc Địa lý 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Địa lý 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Địa lý 6 Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
- doc Địa lý 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Địa lý 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Địa lý 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Địa lý 6 Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- doc Địa lý 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Địa lý 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 25: Thực hành: Chuyển động của dòng biển trong đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất