Địa lý 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa giúp các em hiểu về hơi nước, độ ẩm trong không khí và sự phân bố lượng mưa trên toàn thế giới. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

Địa lý 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hơi nước và độ ẩm không khí

a. Độ ẩm của không khí

Trong không khí luôn có 1 lượng hơi nước.

Nguồn cung cấp: ao, hồ, sông, suối…chủ yếu ở biển và đại dương.

Dụng cụ đo: Ẩm kế

Hơi nước tạo nên độ ẩm không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa càng nhiều.

Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.

b. Sự ngưng tụ

Khi không khí đã bão hòa, mà vẫn cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh do bốc lên cao thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Gọi là sự ngưng tụ.

Hơi nước trong không khí, khi ngưng tụ có thể sinh ra: sương , mây, mưa,...

1.2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

Khái niệm mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần , hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, rồi rơi xuống đất thành mưa.

a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương

- Dụng cụ đo lượng mưa → thùng đo mưa (vũ kế). Đơn vị: mm.

- Cách tính lượng mưa trung bình:

  • Lượng mưa trung bình ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày.
  • Lượng mưa trung bình tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng.
  • Lượng mưa trong năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng.
  • Trung bình trung bình nhiều năm = lượng mưa nhiều năm/số năm.

b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới

  • Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.
  • Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.

2. Luyện tập

Câu 1: Bằng kiến thức đã học, các em hãy cho biết:

- Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm, các khu vực có lượng mưa trung bình dưới 200mm.

- Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

Gợi ý trả lời

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm; phía Nam Trung Mĩ, phía đông Nam Mĩ, ven vịnh Ghi – nê (phía tây châu Phi), phía đông bắc Nam Á, các nước Đông Nam Á (trừ các nước trên bán đảo Đông Dương), phía Bắc Ô-xtray-lia, đảo Niu Ghi-nê (phía bắc Ô-xtray-lia)…Nằm trong khoảng vĩ độ từ 30o B đến 30oN; phía nam Anh và Ai-len, ven biển phía tây Bắc Mĩ… nằm trong khoảng vĩ độ 300 B đến 600B; đảo Niu Di – len (đông nam Ô-xtray-lia)… nằm trong khoảng vĩ độ từ 30o B đến 60oN.

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm: Phía bắc châu Mĩ, phía đông bắc châu Á, ở khoảng vĩ độ 70o B trở về cực; hoang mạc Xa-ha-ra, bán đảo Ả - rập, khu vực Trung Á nằm sâu trong nội địa… ở khoảng vĩ độ từ Nam Mĩ, ở khoảng vĩ độ 20o N đến 35oN.

- Nhận xét: Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo lên cực, không đều giữa ven biển và vùng nằm sâu trong đất liền, không đều giữa bờ Tây và bờ Đông các đại dương.

Câu 2: Em hãy cho biết lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ: 10oC, 20oC và 30oC?

Gợi ý trả lời

- Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 100C là 5g/m3.

- Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 20oC là 17g/m3

- Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 30oC là 30g/m3

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung quan trọng như sau:

  • Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm
  • Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
  • Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM