Địa lý 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
Bài 19 Khí áp và gió trên Trái Đất giúp các em tìm hiểu về khí áp, các loại gió và các hoàn lưu khí quyển trên Trái Đất. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết bài học!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
a. Khí áp
- Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo: khí áp kế.
- Đơn vị đo: mm thủy ngân.
- Khí áp trung bình ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là :760mm thủy ngân.
b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.
Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
1.2. Gió và các hoàn lưu khí quyển
- Gió:
- Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
- Hoạt động của gió:
- Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.
- Hoàn lưu khí quyển:
- Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.
- Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất.
2. Luyện tập
Câu 1. Các em hãy cho biết:
- Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?
- Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào?
Gợi ý trả lời
- Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.
- Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.
Câu 2: Các em hãy cho biết:
- Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì?
- Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam, là loại gió gì?
Gợi ý trả lời
- Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là gió Tín phong.
- Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là loại gió Tây.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung quan trọng như sau:
- Nắm được khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.
- Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 6 Bài 12: Tác động nội lực, ngoại lực trong hình thành địa hình bề mặt TĐ
- doc Địa lý 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Địa lý 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Địa lý 6 Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
- doc Địa lý 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Địa lý 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Địa lý 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Địa lý 6 Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- doc Địa lý 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Địa lý 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 25: Thực hành: Chuyển động của dòng biển trong đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Địa lý 6 Bài 27: Lớp vỏ SV. Nhân tố ảnh hưởng đến phân bố thực, ĐV trên Trái Đất