Địa lý 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
Bài 15: Các mỏ khoáng sản sẽ giúp các em tìm hiểu về đặc điểm, phân loại khoáng sản và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoáng sản. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các loại khoáng sản
a. Khái niệm
- Khoáng sản: Là những khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng.
- Quặng: Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học tập trung với tỉ lệ cao gọi là quặng.
b. Phân loại
- Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm:
- Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt…
- Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan, …); kim loại màu (đồng, chì, kẽm….)
- Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A –pa –tit, đá vôi…
1.2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
a. Khái niệm
Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
b. Phân loại
- Các mỏ khoáng sản nội sinh: Là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma).
Ví dụ: Vàng, đồng, chì…
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh: Là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, tích tụ…).
Ví dụ: than đá, dầu mỏ, đá vôi, cao lanh…
- Do hình thành trong một thời gian dài (hàng vạn, hàng triệu năm) nên cần khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lý và tiết kiệm.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy kể tên một số khoáng sản và nêu công dụng của chúng.
Gợi ý trả lời
- Một số khoáng sản và công dụng của nó như:
- Than đá, than bùn, dầu mỏ…làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…
- Sắt, đồng, chì, kẽm…. dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.
- Muối mỏ, apatit, đá vôi…dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng…
Câu 2: Nêu tên một số khoáng sản ở địa phương em?
Gợi ý trả lời
Khoáng sản phân bố rải rác ở nhiều nơi trên đất nước ta. Mỗi vùng miền chứa những loại khoáng sản khác nhau. Do đó, tùy vào nơi mà bạn sinh sống, bạn có thể tự liệt kê được những nguồn tài nguyên khoáng sản của quê hương mình.
Câu 3: Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
Gợi ý trả lời
- Sở dĩ người ta gọi là mỏ ngoại sinh và mỏ nội sinh là bởi vì nó được hình thành khác nhau.
- Mỏ nội sinh được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực. Ví dụ các loại khoáng sản như đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
- Ngược lại mỏ ngoại sinh được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực. Ví dụ các loại khoáng sản như than, cao lanh, đá vôi…
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung quan trọng như sau:
- Các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản , mỏ khoáng sản , nguyên nhân hình thành các khoáng sản.
- Nhận thức khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận phải biết khai thác hợp lí.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 6 Bài 12: Tác động nội lực, ngoại lực trong hình thành địa hình bề mặt TĐ
- doc Địa lý 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Địa lý 6 Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
- doc Địa lý 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Địa lý 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Địa lý 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Địa lý 6 Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- doc Địa lý 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Địa lý 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 25: Thực hành: Chuyển động của dòng biển trong đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Địa lý 6 Bài 27: Lớp vỏ SV. Nhân tố ảnh hưởng đến phân bố thực, ĐV trên Trái Đất