Địa lý 6 Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
Bài 16 Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn sẽ giúp các em tìm hiểu về khái niệm đường đồng mức, rèn luyện kĩ năng tính toán, đọc lược đồ cũng như phân tích thông tin, hình ảnh. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu
- Biết được khái niệm đường đồng mức.
- Biết được kĩ năng đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ.
- Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
1.2. Dụng cụ
- Bản đồ thế giới
- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn
2. Nội dung tiến hành
2.1. Kiến thức
Hãy cho biết:
- Đường đồng mức là những đường như thế nào?
- Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
Gợi ý trả lời
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao.
- Dựa vào các dường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hình:
- Các đường đồng mức chạy dài theo một chiều nào đó: là dạng địa hình của một dãy núi hoặc một dãy đồi liên tục nhau.
- Các đường đồng mức là những khoanh khép kín, chiều dài và rộng ít chênh lệch: là dạng địa hình của một ngọn núi hoặc một quả đồi đơn lẻ.
- Các đường đồng mức gần nhau: sườn núi, hoặc đồi sẽ dốc; trái lại, các đường đồng mức xa nhau: sườn sẽ thoải.
2.2. Quan sát lược đồ địa hình tỉ lệ lớn
Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ:
- Hãy xác định trên lược đồ hình 44 SGK hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
- Sự chênh lệch về độ cao giữa hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
- Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh A1, A2 và các điểm B1, B2 và B3.
- Dựa vào tỉ lệ lược đồ, tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2.
- Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
Gợi ý trả lời
- Hướng từ A1 sang A2 là hướng Tây - Đông.
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ chính là hiệu số giữa độ cao ghi trên 2 đường đồng mức kề nhau
⟹ Trên lược đồ sgk, chênh lệch độ cao giữa hai đường đồng mức là 100m.
- Xác định độ cao các điểm A1, A2, B1, B2 và B3:
- A1 = 900m (trị số của đỉnh A1).
- A2 > 600m (đỉnh cao hơn đường đồng mức 600m).
- B1 = 500m (vì ở ngay trên đường đồng mức 500m).
- B2 = 650m (nằm giữa 2 đường 600m và 700m).
- B3 = 550m (nằm giữa 2 đường 500m và 600m).
- Ở thước tỉ lệ trong hình 44 SGK, 1cm trên bản đồ tương ứng với 100.000 cm (1km) ở thực địa. Khoảng cách A1 đến A2 trên lược đồ là 7,7cm nên khoảng cách thực địa từ A1 đến A2 là: 7,7km.
- Sườn tây của đỉnh A1 có các đường đồng mức gần nhau hơn so với sườn đông nên sườn tây dốc hơn.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần:
- Hiểu được khái niệm đường đồng mức
- Có kĩ năng tính toán, phân tích, đọc lược đồ
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 6 Bài 12: Tác động nội lực, ngoại lực trong hình thành địa hình bề mặt TĐ
- doc Địa lý 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Địa lý 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Địa lý 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Địa lý 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Địa lý 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Địa lý 6 Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- doc Địa lý 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Địa lý 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 25: Thực hành: Chuyển động của dòng biển trong đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Địa lý 6 Bài 27: Lớp vỏ SV. Nhân tố ảnh hưởng đến phân bố thực, ĐV trên Trái Đất