Địa lý 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất sẽ giúp các em tìm hiểu về đặc điểm của núi và các loại núi; địa hình Caxtơ và các hang động. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Núi và độ cao của núi
- Khái niệm: Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m
- Nguyên nhân hình thành: do tác động của nội lực.
- Độ cao: thường trên 500m so với mực nước biển.
- Các bộ phân:
- Đỉnh núi
- Sườn núi
- Chân núi.
- Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):
- Núi thấp: dưới 1000m
- Núi trung bình: 1000 – 2000m
- Núi cao: Trên 2000m.
1.2. Núi già và núi trẻ
Căn cứ vào thời gian hình thành và hình dạng của núi người ta phân ra núi già và núi trẻ.
- Núi trẻ
- Độ cao: lớn
- Hình thái: có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu
- Thời gian hình thành: Mới được hình thành, cách đây vài chục triệu năm, còn tiếp tục nâng lên với tốc độ chậm.
- Núi già
- Độ cao: lớn
- Hình thái: đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng
- Thời gian hình thành: Cách đây hàng trăm triệu năm, trải qau nhiều quá trình bào mòn.
1.3. Địa hình Caxtơ và các hang động
Khái niệm: Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
Địa hình đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là đỉnh nhọn, sườn dốc.
Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có thể phát triển du lịch.
Ví dụ: Ở Việt Nam có động Phong Nha ở Quảng Bình, động Tam Thanh ở Lạng Sơn.
2. Luyện tập
Câu 1: Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai
a) Núi có đặc điểm là: độ cao trên 500m, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng rộng.
b) Chỉ cần dựa vào hình dạng của đỉnh núi, sườn núi, thung lũng là người ta có thể biết đó là núi trẻ hay núi già.
Gợi ý trả lời
a) Sai
b) Sai
Câu 2: Các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
Gợi ý trả lời
- Ở núi trẻ: Có độ cao lớn, có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc thung lũng sâu.
- Ở núi già: Độ cao thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung quan trọng như sau:
-
Phân biệt được: Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình.
-
Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
-
Hiểu được thế nào là địa hình Caxtơ.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 6 Bài 12: Tác động nội lực, ngoại lực trong hình thành địa hình bề mặt TĐ
- doc Địa lý 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Địa lý 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
- doc Địa lý 6 Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
- doc Địa lý 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
- doc Địa lý 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- doc Địa lý 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- doc Địa lý 6 Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- doc Địa lý 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất
- doc Địa lý 6 Bài 23: Sông và hồ
- doc Địa lý 6 Bài 24: Biển và đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 25: Thực hành: Chuyển động của dòng biển trong đại dương
- doc Địa lý 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- doc Địa lý 6 Bài 27: Lớp vỏ SV. Nhân tố ảnh hưởng đến phân bố thực, ĐV trên Trái Đất