Địa lý 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) sẽ giúp các em tìm hiểu về đặc điểm của bình nguyên, cao nguyên và đồi. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

Địa lý 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bình nguyên (đồng bằng)

- Đặc điểm: Địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

- Độ cao tuyệt đối: thường dưới 200m (có những bình nguyên cao đến 500m).

- Phân loại: dựa trên nguyên nhân hình thành:

  • Bình nguyên do băng hà bào mòn.
  • Bình nguyên do phù sa sông, biển bồi tụ.

⇒Thuận lợi cho tưới tiêu, gieo trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dân cư tập trung đông đúc.

1.2. Cao nguyên

  • Đặc điểm: Địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc.
  • Độ cao tuyệt đối trên 500m.

⇒Thuận lợi co trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

1.3. Đồi

  • Đặc điểm: Địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải.
  • Độ cao tương đối không quá 200m.

⇒Thuận lợi trồng cây công nghiệp ngắn ngày chăn nuôi gia súc, trồng rừng.

2. Luyện tập

Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?

Gợi ý trả lời

- Địa hình bình nguyên và cao nguyên là một trong những dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Cả hai dạng địa hình này có những điểm giống nhau và khác nhau.

- Về giống nhau: Cả hai địa hình này đều có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

- Về khác nhau:

- Độ cao:

  • Bình nguyên có độ cao tuyệt đối dưới 200m
  • Cao nguyên có độ cao tuyệt đối trên 500m

- Đặc điểm:

  • Bình nguyên: Không có sườn, bằng phẳng, thấp.
  • Cao nguyên: Sườn dốc hơn, nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh. Đây là dạng địa hình miền núi.

Câu 2: Tại sao người ta không dùng độ cao tuyệt đối để làm căn cứ phân loại đồi?

Gợi ý trả lời

Vì đồi là một dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi nên khi đo bằng độ cao tuyệt đối (tính từ mực nước biển) sẽ không chính xác bằng độ cao tương đối (do là một dạng chuyển tiếp nên ta khó xác định đâu là độ cao phần đồi và dễ lẫn lộn sang núi và bình nguyên).

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung quan trọng như sau:

  • Nắm được đặc điẻm hình thái của 3 dạng địa hình :Đồng bằng ,Cao nguyên và đồi trên cơ sở quan sát tranh ảnh hình vẽ ...
  • Chỉ được trên bản đồ một số đồng bằng cao nguyên lớn trên thế giới và ở Việt Nam
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM