Soi và sinh thiết cổ tử cung - Những thông tin cần biết
Soi cổ tử cung là thủ thuật lấy một mẫu mô từ vùng nghi bệnh của cổ tử cung và quan sát mẫu thử dưới kính hiển vi. Đó được gọi là sinh thiết cổ tử cung. Để nắm được trình tự cũng như những lưu ý cần thiết khi tiến hành soi và sinh thiết cổ tử cung, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Soi và sinh thiết cổ tử cung là gì?
Soi cổ tử cung là một thủ thuật, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt để quan sát âm hộ, âm đạo và cổ tử cung xem có bất thường nào không. Nếu tìm thấy có những chỗ bất thường trong lúc soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ vùng đó của cổ tử cung và quan sát mẫu thử dưới kính hiển vi. Đó được gọi là sinh thiết cổ tử cung.
Soi cổ tử cung được thực hiện để quan sát âm đạo và cổ tử cung khi kết quả xét nghiệm Pap bất thường. Hầu hết kết quả xét nghiệm Pap bất thường là do nhiễm virus, như nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV), hay những loại nhiễm trùng khác như những nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, nấm, hay trichomonas.
Ngoài ra, tình trạng tế bào cổ tử cung thay đổi tự nhiên (viêm âm đạo teo) do mãn kinh cũng có thể dẫn tới kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Trong lúc soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ dùng ống soi để đưa vào bên trong âm đạo. Ống soi cho phép bác sĩ nhìn rõ vào bên trong âm đạo và cổ tử cung. Ống soi có thể sẽ gắn camera để chụp hoặc ghi lại những hình ảnh niêm mạc âm đạo và cổ tử cung.
Trong quá trình soi, bác sĩ sẽ bôi axit acetic và chất lugol vào niêm mạc âm đạo và cổ tử cung để làm cho vùng bất thường nổi rõ lên so với vùng bình thường còn lại.
Khi nào bạn nên thực hiện soi và sinh thiết cổ tử cung?
Soi cổ tử cung thực hiện để phát hiện ung thư cổ tử cung hay những tổn thương có khả năng dẫn tới ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm được thực hiện khi bạn có một xét nghiệm Pap bất thường và được khuyên thực hiện nếu bạn chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
Soi cổ tử cung còn được thực hiện khi bác sĩ phát hiện ra một số bất thường trong quá trình khám âm đạo, bao gồm:
Sự phát triển bất thường ở cổ tử cung, hay niêm mạc âm đạo Mụn cóc sinh dục hay HPV Viêm nhiễm cổ tử cung (cervicitis) Soi tử cung dùng để theo dõi khi bạn bị nhiễm HPV và tìm ra những thay đổi bất thường sau khi điều trị.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện soi và sinh thiết cổ tử cung?
Soi cổ tử cung không phải là một xét nghiệm sàng lọc ở phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đó là vai trò của xét nghiệm Pap. Soi cổ tử cung được làm để đánh giá thêm nhiều thông tin hơn sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Nếu kết quả soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung bình thường, thì khả năng bạn bị ung thư là rất thấp. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ yêu cầu bạn tiếp tục thực hiện xét nghiệm Pap trong một thời gian nữa.
Có thể thực hiện thêm sinh thiết cổ tử cung lần nữa nếu xét nghiệm Pap, soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung cho kết quả khác nhau.
Phụ nữ nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư cổ tử cung. Bác sĩ khuyên phụ nữ nhiễm HIV hay có kết quả Pap bất thường thực hiện soi cổ tử cung.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3.Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện?
Bạn nên xếp lịch soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung vào tuần sau tuần kinh nguyệt. Việc sắp xếp lịch này sẽ giúp hình ảnh soi chính xác và lấy mẫu thử sạch hơn. Bàn bạc với bác sĩ phụ khoa về những thuốc bạn đang dùng.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dừng dùng các thuốc gây nguy cơ chảy máu cao như:
Aspirin Naproxen Warfarin.
Bạn cần hoãn việc soi cổ tử cung vào những ngày chu kỳ kinh.
Khi có thai, bạn vẫn có thể được soi cổ tử cung, nhưng cần tránh sinh thiết.
Bạn cũng nên tránh dùng tampon, thụt rửa âm đạo, đặt thuốc hay kem bôi âm đạo trong vòng 24 tiếng trước khi sinh thiết. Bạn cũng nên tránh quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này.
Vào ngày hẹn xét nghiệm, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống acetaminophen (paracetamol) hay thuốc giảm đau khác trước đó. Hãy mang theo băng vệ sinh để dùng sau khi sinh thiết nếu bạn bị chảy máu ít. Hãy nhờ ai đó đi cùng để họ chở bạn về sau khi thực hiện xét nghiệm.
Quy trình thực hiện soi và sinh thiết cổ tử cung như thế nào?
Bạn sẽ nằm trên bàn khám, hai chân được nâng lên và dạng ra, như trong lúc khám phụ khoa hay xét nghiệm Pap. Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào trong âm đạo.
Bác sĩ sẽ đặt dụng cụ phóng đại đặc biệt, gọi là kính soi âm đạo, cách âm hộ khoảng 30 cm. Dụng cụ sẽ chiếu ánh sáng vào trong âm đạo để bác sĩ quan sát.
Bác sĩ sẽ lau sạch cổ tử cung và âm đạo để loại bỏ bớt dịch. Bác sĩ sẽ bôi lugol hoặc acid acetic vào cổ tử cung và âm đạo. Bạn có thể thấy hơi rát và khó chịu. Những chất này sẽ làm nổi bật lên những vùng bất thường.
Nếu bác sĩ tìm ra vùng bất thường, bác sĩ sẽ sinh thiết lấy một mẫu nhỏ mô tại đó để xét nghiệm. Nếu có nhiều vùng bất thường, bác sĩ sẽ lấy nhiều mẫu thử sinh thiết. Bạn sẽ cảm thấy đau nếu bác sĩ sinh thiết tổn thương ở vùng âm đạo.
Bác sĩ có thể sẽ thoa một chất cầm máu vào vùng sinh thiết để hạn chế chảy máu.
Soi cổ tử cung được thực hiện ở phòng khám, và kéo dài từ 10–20 phút.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện?
Khi thực hiện sinh thiết, bạn sẽ thấy đau rát ở âm đạo trong 1-2 ngày. Và tình trạng chảy máu âm đạo là bình thường nếu kéo dài dưới 1 tuần sau khi sinh thiết. Dịch tiết khỏi âm đạo có màu sẫm nếu sử dụng hợp chất Monsel trong lúc sinh thiết.
Bạn có thể dùng một miếng băng sạch để lau chỗ chảy máu. Không được quan hệ tình dục hay dùng tampon trong 1 tuần để cổ tử cung lành lại. Không vận động mạnh 1 ngày sau khi sinh thiết.
Bạn nên lắng nghe hướng dẫn và gọi ngay cho bác sĩ nếu có những triệu chứng sau xuất hiện:
Chảy máu từ âm đạo rất nhiều (chảy máu nhiều hơn mỗi lần hành kinh bình thường của bạn) Bạn bị sốt Đau vùng bụng nhiều Dịch tiết âm đạo hôi
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Bác sĩ sẽ báo với bạn những quan sát của bác sĩ khi soi cổ tử cung. Kết quả sẽ có trong vài ngày.
Kết quả bình thường:
Phương pháp bôi axit acetic và lugol không cho thấy dấu hiệu mô bất thường. Âm đạo và cổ tử cung bình thường.
Mẫu thử sinh thiết không cho thấy tế bào bất thường.
Kết quả bất thường:
Phương pháp bôi axit acetic và lugol cho thấy vùng mô bất thường. Tìm thấy những vết đỏ hoặc dấu hiệu bất thường khác như mục cóc sinh dục hay nhiễm trùng, ở trong âm đạo hay cổ tử cung.
Mẫu thử sinh thiết cho thấy những tế bào bất thường. Bạn cần phải được điều trị. Các bác sĩ thường sử dụng thuật ngữ như CIN, CGIN, những tổn thương này không phải là ung thư, nhưng nó sẽ có nguy cơ chuyển thành ung thư nếu không được điều trị.
Những tổn thương CIN 1 có thể tự hết, bạn chỉ cần được theo dõi và tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi 12 tháng.
Những tổn thương CIN2, 3 hoặc CGIN có khả năng cao diễn tiến thành ung thư, do đó cần phải điều trị để loại bỏ tổn thương, phòng ngừa ung thư.
Trong một số trường hợp soi cổ tử cung cũng có thể phát hiện ra các tổn thương ung thư.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây tổng hợp những lưu ý về soi và sinh thiết cổ tử cung, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin cần thiết để điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bất túc cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm sau sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp X quang tử cung vòi trứng với thuốc cản quang - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm CST - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh giãn ống dẫn sữa - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hở eo tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ứ mật thai kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ứ dịch vòi trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ốm nghén nặng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ốm nghén - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng buồng trứng đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rượu bào thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Sheehan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng truyền máu song thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng tương tự nhiễm trùng trong tử cung bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lạc nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng HELLP - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quá kích buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lộn bàng quang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone inhibin A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xoắn buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khoét chóp cổ tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm hCG - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm CA-125 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh vô sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lộ tuyến cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn sản cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhau bong non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhau tiền đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm độc thai nghén - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mang thai ngoài tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trứng trống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nong và nạo tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Triệt sản nữ - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh tiểu đường thai kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
- doc Bệnh nhiễm trùng hậu sản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u nang buồng trứng - Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- doc Bệnh thiểu ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sinh ngôi ngược - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh thiết gai nhau - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Sinh thiết nội mạc tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Thai trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh polyp cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh polyp tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Quá trình mang thai - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh rỉ ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sa tử cung (Sa sinh dục) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sản giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng song sinh dính liền - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy buồng trứng sớm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc ống dẫn trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thai chậm phát triển - Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
- doc Thai chết lưu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thử thai tại nhà - Những điều cần biết
- doc Thụ tinh nhân tạo - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh thuyên tắc ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u bì buồng trứng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị