Xét nghiệm CA-125 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Xét nghiệm CA-125 giúp xác định nồng độ chất chỉ điểm khối u CA-125 trong máu, có độ nhạy và đặc hiệu cao đối với bệnh ung thư buồng trứng. Để hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện và một số lưu ý đối với thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CA-125/xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA-125
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
1. Tìm hiểu về xét nghiệm CA-125
Xét nghiệm CA-125 là gì?
CA-125 là một chất chỉ điểm cực kỳ chính xác đối với các khối u biểu mô không nhầy của buồng trứng. CA-125 tăng lên ở hơn 80% phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Chất chỉ điểm khối u này có độ nhạy và đặc hiệu cao đối với bệnh ung thư buồng trứng và đã giúp ích nhiều cho bác sĩ trong việc chẩn đoán.
Chất chỉ điểm khối u huyết thanh CA-125 cũng được sử dụng để xác định đáp ứng của bệnh nhân đối với phương pháp điều trị. Các xét nghiệm liên tiếp nhau sẽ cho thấy nồng độ CA-125 giảm dần ở bệnh nhân đáp ứng với điều trị. Ngoài ra, chất chỉ điểm khối u CA-125 có thể dự đoán được kết quả của phẫu thuật mổ hở nhằm thám sát lại lần thứ hai. Thủ thuật mổ hở nhằm thám sát lại sẽ phát hiện một khối u sót lại ở 97% bệnh nhân có mức CA-125 cao hơn 35 đơn vị/ml, trong khi chỉ có 56% bệnh nhân ung thư buồng trứng có mức CA-125 thấp hơn 35 đơn vị/ml sẽ còn sót lại khối u. Nếu CA-125 giảm sau hai buổi hóa trị liệu là một yếu tố dự báo chính xác về một đáp ứng hoàn toàn với hóa trị liệu và là một dấu hiệu tiên lượng tốt.
Cuối cùng, CA-125 quyết định có thể được sử dụng trong giám sát sau điều trị của bệnh nhân ung thư buồng trứng. Đối với bệnh nhân đã có một đáp ứng hoàn toàn với xạ trị, hóa trị, hoặc phẫu thuật, mức CA-125 tăng chậm là một yếu tố dự báo ban đầu của khối u tái phát ở 93% số bệnh nhân. Mức CA-125 bất thường có thể xuất hiện trước ung thư buồng trứng tái phát từ 2–7 tháng.
CA-125 không phải là một xét nghiệm sàng lọc có hiệu quả cho những người không có triệu chứng vì xét nghiệm thiếu tính đặc hiệu. CA-125 được dùng trong một quần thể có nguy cơ cao như những phụ nữ có tiền sử gia đình ung thư buồng trứng. Trong một dân số nhất định, nếu CA-125 cao cho thấy một trong hai bệnh lành tính hoặc ác tính hiện diện trong 95% dân số đó.
Các khối u khác và các quá trình u lành tính cũng có thể gây ra tăng mức CA-125. Các bệnh ảnh hưởng đến phúc mạc, như xơ gan, viêm tụy, viêm phúc mạc, viêm màng dạ con, và bệnh viêm vùng chậu, cũng có thể gây tăng CA-125. Khối u ác tính trong đường sinh dục nữ, tuyến tụy, ruột kết, phổi, vú cũng có thế liên quan đến quá trình tăng của protein này. Trong dân số bình thường, từ 1–2% số người có mức CA-125 cao hơn 35 đơn vị/ml.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CA-125?
Bạn có thể được thực hiện xét nghiệm CA-125 vì nhiều nguyên nhân:
Để theo dõi điều trị. Nếu bạn có ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư phúc mạc hay ống dẫn trứng, bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện xét nghiệm CA-125 để theo dõi tình trạng bệnh và quá trình điều trị của bạn. Để tầm soát ung thư buồng trứng nếu bạn có nguy cơ cao. Nếu ban có tiền sử gia đình ung thư buồng trứng hay bạn có đột biến gen BCRA1 hay BCRA2, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn thực hiện xét nghiệm CA-125 như là một cách để tầm soát ung thư buồng trứng. Một vài bác sĩ có thể khuyên bạn xét nghiệm CA-125 kết hợp với siêu âm qua ngả âm đạo mỗi 6 tháng đối với phụ nữ có nguy cơ cao. Để kiểm tra sự tái phát của ung thư. Sự tăng lên của CA-125 có thể chỉ ra rằng ung thư buồng trứng đã tái phát sau điều trị.
2. Điều cần thận trọng khi xét nghiệm CA-125
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm CA-125?
Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn nên biết các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm gồm:
Ba tháng đầu của thai kỳ và chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể gây tăng nhẹ nồng độ CA-125. Bệnh nhân bị bệnh màng bụng lành tính (ví dụ, xơ gan, viêm màng dạ con) có mức tăng nhẹ Hút thuốc có thể tăng giá trị CA-125 Bệnh nhân đã phẫu thuật bụng gần đây có thể có mức CA-125 cao kéo dài khoảng 3 tuần sau khi phẫu thuật
Một số phụ nữ có ung thư buồng trứng có thể không có tăng nồng độ CA-125 trong máu.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có ung thư buồng trứng hay một loại ung thư khác, họ có thể khuyên bạn thực hiện sinh thiết (lấy một vài mẫu tế bào). Các xét nghiệm khác có thể hữu ích trong đánh giá những ung thư này bao gồm siêu âm qua ngả âm đạo hay ngả bụng và chụp cắt lớp điện toán (CT).
Theo dõi đáp ứng điều trị ung thư buồng trứng bằng CA-125 chưa được chứng minh làm cải thiện tiên lượng ở những phụ nữ có ung thư buồng trứng, và có thể dẫn đến những đợt hóa trị liệu hay những điều trị không cần thiết khác.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm CA-125
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm CA-125?
Những việc bạn nên làm trước khi thực hiện xét nghiệm bao gồm:
Lắng nghe bác sĩ giải thích và hướng dẫn quy trình thực hiện. Không cần phải nhịn ăn hay dùng thuốc an thần.
Quy trình thực hiện xét nghiệm CA-125 là gì?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông; Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn; Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết; Gắn một cái ống để máu chảy ra; Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu; Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừ tiêm; Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm; Bác sĩ sẽ thu thập mẫu máu từ tĩnh mạch và cho vào ống nghiệm nắp đỏ.
Máu có thể được gửi đến phòng thí nghiệm chẩn đoán trung ương để xác định mức độ CA-125. Các kết quả thường có sau từ 3–7 ngày.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CA-125?
Sau khi lấy máu bạn nên dùng gòn tẩm cồn ép lên vùng chích tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Kết quả xét nghiệm CA-25
Kết quả xét nghiệm CA-125 của bạn có ý nghĩa gì?
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Kết quả bình thường
0—35 đơn vị/ml hay < 35kU/l (đơn vị SI).
Phát hiện bất thường
Mức tăng:
Rối loạn ác tính Ung thư buồng trứng; Ung thư tuyến tụy; Ung thư đường sinh dục nữ trừ ung thư buồng trứng; Ung thư đại tràng; Ung thư phổi; Lymphoma (ung thư lympho); Ung thư biểu bì phúc mạc. Rối loạn lành tính: Xơ gan; Bệnh sưng màng bụng; Mang thai; Bệnh lạc nội mạc tử cung; Viêm tụy; Bệnh viêm vùng chậu.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm CA-125.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến xét nghiệm CA-125, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bất túc cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm sau sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp X quang tử cung vòi trứng với thuốc cản quang - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm CST - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh giãn ống dẫn sữa - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hở eo tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ứ mật thai kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ứ dịch vòi trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ốm nghén nặng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ốm nghén - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng buồng trứng đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rượu bào thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Sheehan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng truyền máu song thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng tương tự nhiễm trùng trong tử cung bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lạc nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng HELLP - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quá kích buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lộn bàng quang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone inhibin A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xoắn buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khoét chóp cổ tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm hCG - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh vô sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lộ tuyến cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn sản cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhau bong non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhau tiền đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm độc thai nghén - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mang thai ngoài tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trứng trống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nong và nạo tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Triệt sản nữ - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh tiểu đường thai kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
- doc Bệnh nhiễm trùng hậu sản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u nang buồng trứng - Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- doc Bệnh thiểu ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sinh ngôi ngược - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh thiết gai nhau - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Sinh thiết nội mạc tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Thai trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh polyp cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh polyp tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Quá trình mang thai - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh rỉ ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sa tử cung (Sa sinh dục) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sản giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi và sinh thiết cổ tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng song sinh dính liền - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy buồng trứng sớm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc ống dẫn trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thai chậm phát triển - Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
- doc Thai chết lưu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thử thai tại nhà - Những điều cần biết
- doc Thụ tinh nhân tạo - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh thuyên tắc ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u bì buồng trứng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị