Nong và nạo tử cung - Những thông tin cần biết
Nong và nạo tử cung (D&C) là một thủ thuật ngoại khoa nhanh gọn, trong đó bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung và sử dụng một dụng cụ đặc biệt để nạo vét niêm mạc tử cung. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thủ thuật này nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu về nong và nạo tử cung
Nong và nạo tử cung (D&C) là một thủ thuật ngoại khoa nhanh gọn, trong đó bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung và sử dụng một dụng cụ đặc biệt để nạo vét niêm mạc tử cung.
Khi nào cần thực hiện nong và nạo tử cung?
Mục đích của nong và nạo tử cung là chẩn đoán và điều trị một số bệnh tử cung như chảy máu nặng hoặc nạo bỏ niêm mạc tử cung sau khi sẩy thai hoặc phá thai.
2. Cẩn trọng khi nong và nạo tử cung
Bác sĩ có thể đề nghị lấy mẫu nội mạc tử cung để chẩn đoán tình trạng sức khỏe nếu:
Tử cung chảy máu bất thường Chảy máu sau mãn kinh Bác sĩ phát hiện ra các tế bào nội mạc tử cung không bình thường khi kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung.
Để kiểm tra, bác sĩ thu thập mẫu mô lấy mẫu từ niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Xét nghiệm này có thể kiểm tra:
Tăng sản nội mạc tử cung – một tình trạng tiền ung thư, trong đó nội mạc tử cung trở nên quá dày Polyp tử cung Ung thư tử cung
Khi thực hiện nong và nạo tử cung, bác sĩ sẽ loại bỏ mọi thứ bên trong tử cung để:
Làm sạch các mô còn lại trong tử cung sau khi sẩy thai hoặc phá thai nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc chảy máu nặng. Loại bỏ phôi thai hình thành ung thư thay vì một phôi thai bình thường. Xử lý chảy máu quá mức sau khi sinh bằng cách loại bỏ hết nhau thai còn lại trong tử cung. Loại bỏ các khối u ở cổ tử cung hoặc tử cung, thường không phải ung thư (lành tính).
Bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật này cùng với soi tử cung. Trong khi soi cổ tử cung, bác sĩ đưa một dụng cụ mỏng có gắn đèn và máy ảnh vào âm đạo, qua cổ tử cung và vào bên trong tử cung.
Bác sĩ quan sát lớp niêm mạc tử cung trên màn hình, chú ý đến bất kỳ khu vực nào trông bất thường để đảm bảo không có bất kỳ khối u nào và lấy mẫu mô khi cần thiết. Trong khi phẫu thuật tử cung, bác sĩ cũng có thể loại bỏ khối u tử cung và u xơ tử cung.
Các biến chứng và tác dụng phụ
Nếu được gây mê toàn thân, bạn có thể buồn nôn hoặc nôn, đau cổ họng nếu đặt ống hỗ trợ thở trong khí quản. Với gây mê toàn thân hoặc gây mê nhẹ, bạn cũng có thể cảm thấy buồn ngủ trong vài giờ.
Các tác dụng phụ thường gặp của nong và nạo tử cung có thể kéo dài vài ngày và bao gồm:
Co thắt nhẹ Rỉ máu hoặc chảy máu nhẹ Khó chịu do co thắt, bác sĩ có thể đề nghị dùng ibuprofen (Advil, Motrin IB, các biệt dược khác) hoặc một loại thuốc khác.
Nong và nạo tử cung thường rất an toàn, do đó các biến chứng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, có những rủi ro bao gồm:
Thủng tử cung. Thủng tử cung xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật chọc một lỗ vào thành tử cung. Điều này xảy ra thường xuyên hơn ở những phụ nữ mới mang thai và phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Hầu hết các lỗ thủng đều tự lành. Tuy nhiên, nếu một mạch máu hoặc cơ quan khác bị tổn thương, bạn có thể cần thực hiện thủ thuật tiếp theo để sửa chữa. Tổn thương cổ tử cung. Nếu cổ tử cung bị rách trong khi nong và nạo tử cung, bác sĩ có thể nén chặt hoặc dùng thuốc để ngăn chặn chảy máu hay đóng vết thương bằng các mũi khâu (chỉ khâu). Mô sẹo trên thành tử cung. Trong trường hợp hiếm, nong và nạo tử cung dẫn đến sự phát triển của mô sẹo trong tử cung (hội chứng Asherman). Hội chứng Asherman xảy ra thường xuyên nhất khi bạn thực hiện thủ thuật này sau khi sẩy thai hoặc sinh. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sau này như chu kỳ kinh nguyệt bất thường, vô kinh hoặc đau, sẩy thai và vô sinh. Nhiễm trùng. Nhiễm trùng sau nong và nạo tử cung có thể xảy ra, nhưng hiếm gặp.
Liên lạc với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tình trạng nào sau khi nong và nạo tử cung như:
Chảy máu nhiều đến nỗi bạn cần thay băng vệ sinh mỗi giờ Sốt Co thắt kéo dài hơn 48 giờ Đau trở nên nghiêm trọng hơn Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
3. Quy trình nong và nạo tử cung
Chuẩn bị cho việc nong và nạo tử cung
Trước khi làm thủ thuật, bạn nên:
Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc hạn chế thức ăn và đồ uống. Sắp xếp người đưa bạn về nhà vì bạn có thể buồn ngủ sau khi gây mê. Sắp xếp lịch để có đủ thời gian cho thủ thuật và phục hồi sau đó. Bạn có thể sẽ mất vài giờ để phục hồi sau khi thực hiện thủ thuật.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể bắt đầu thủ thuật nong cổ tử cung vài giờ hoặc thậm chí một ngày trước khi thực hiện thủ thuật. Điều này giúp cổ tử cung mở dần và thường được thực hiện khi bạn mang thai hoặc cần nội soi tử cung.
Để thúc đẩy giãn nở cổ tử cung, bác sĩ chỉ định cho bạn thuốc misoprostol (Cytotec) – dạng uống hoặc đặt âm đạo – để làm mềm cổ tử cung hoặc đưa một que mỏng giãn nở vào cổ tử cung. Que này sẽ dần dần mở rộng bằng cách hấp thụ chất lỏng trong cổ tử cung, khiến cho cổ tử cung mở ra.
Quá trình nong và nạo tử cung
Bạn có thể thực hiện thủ thuật này tại phòng mạch bác sĩ, cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Thông thường chỉ mất 10 đến 15 phút, nhưng bạn có thể ở lại phòng mạch, phòng khám hoặc bệnh viện tối đa 5 giờ.
Đối với nong và nạo tử cung, bạn sẽ được gây mê. Gây mê toàn thân khiến bạn bất tỉnh và không cảm thấy đau. Bác sĩ cũng có thể chỉ định các hình thức gây tê khác như gây mê nhẹ hoặc sử dụng thuốc tiêm để làm tê liệt một vùng nhỏ (gây tê tại chỗ) hoặc một vùng rộng hơn (gây mê vùng) của cơ thể.
Trong quá trình làm thủ thuật:
Bạn nằm ngửa trên bàn khám với hai chân đặt lên bàn đạp. Bác sĩ đưa dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo để thấy cổ tử cung. Bác sĩ đưa một loạt các que có độ dày tăng dần vào cổ tử cung để từ từ làm giãn cổ tử cung cho đến khi nó mở ra đủ lớn. Bác sĩ loại bỏ các que giãn nở và đưa một dụng cụ hình muỗng với một cạnh sắc hoặc một thiết bị hút và loại bỏ các mô tử cung.
Điều gì xảy ra sau khi nong và nạo tử cung?
Bạn có thể ở trong phòng hồi sức một vài giờ sau thủ thuật để bác sĩ có thể theo dõi chảy máu nặng hoặc các biến chứng khác. Điều này cũng giúp bạn có thời gian để phục hồi từ ảnh hưởng của gây mê.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
4. Phục hồi sau khi nong và nạo tử cung
Sau khi nong và nạo tử cung, bạn cần nhờ người thân đưa về nhà. Bạn có thể quay lại các hoạt động hàng ngày trong vòng 1 hoặc 2 ngày. Bạn có thể hỏi bác sĩ về bất kỳ hạn chế cần thiết nào trong thời gian hồi phục.
Bạn có thể có những thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt tiếp theo, nó có thể đến sớm hoặc muộn. Để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, bạn hãy tạm ngừng quan hệ tình dục và sử dụng băng vệ sinh cho đến khi bác sĩ cho phép.
Đi gặp bác sĩ để theo dõi và lên kế hoạch cho bất kỳ điều trị nào khác nếu cần thiết.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến sưng bìu tinh hoàn, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bất túc cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm sau sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp X quang tử cung vòi trứng với thuốc cản quang - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm CST - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh giãn ống dẫn sữa - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hở eo tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ứ mật thai kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ứ dịch vòi trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ốm nghén nặng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ốm nghén - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng buồng trứng đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rượu bào thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Sheehan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng truyền máu song thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng tương tự nhiễm trùng trong tử cung bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lạc nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng HELLP - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quá kích buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lộn bàng quang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone inhibin A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xoắn buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khoét chóp cổ tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm hCG - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm CA-125 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh vô sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lộ tuyến cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn sản cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhau bong non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhau tiền đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm độc thai nghén - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mang thai ngoài tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trứng trống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệt sản nữ - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh tiểu đường thai kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
- doc Bệnh nhiễm trùng hậu sản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u nang buồng trứng - Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- doc Bệnh thiểu ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sinh ngôi ngược - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh thiết gai nhau - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Sinh thiết nội mạc tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Thai trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh polyp cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh polyp tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Quá trình mang thai - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh rỉ ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sa tử cung (Sa sinh dục) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sản giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi và sinh thiết cổ tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng song sinh dính liền - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy buồng trứng sớm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc ống dẫn trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thai chậm phát triển - Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
- doc Thai chết lưu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thử thai tại nhà - Những điều cần biết
- doc Thụ tinh nhân tạo - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh thuyên tắc ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u bì buồng trứng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị