Hội chứng HELLP - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hội chứng HELLP là một rối loạn có khả năng đe dọa tính mạng phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường gắn liền với tiền sản giật, là tình trạng xảy ra ở 5-8% thai phụ, thường sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa hội chứng này hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Hội chứng HELLP là gì?
Hội chứng HELLP là một rối loạn có khả năng đe dọa tính mạng phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường gắn liền với tiền sản giật, là tình trạng xảy ra ở 5-8% thai phụ, thường sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Hội chứng HELLP là một rối loạn gan và máu có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Các triệu chứng của hội chứng HELLP thường rất nhiều và mơ hồ, do đó thường gây khó khăn cho bước đầu chẩn đoán. Tên của hội chứng HELLP là cụm từ viết tắt từ ba bất thường chính quan sát tại phòng thí nghiệm, bao gồm:
- Tán huyết;
- Men gan tăng;
- Số lượng tiểu cầu thấp.
Tán huyết dùng để chỉ sự phá vỡ các tế bào hồng cầu. Ở những người bị tán huyết, các tế bào hồng cầu bị chia nhỏ quá sớm và quá nhanh. Điều này có thể dẫn đến mức độ tế bào hồng cầu thấp và cuối cùng dẫn đến thiếu máu – tình trạng máu không mang đủ oxy nuôi dưỡng các phần của cơ thể.
Men gan cao cho thấy gan không hoạt động đúng. Các tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương gây rò rỉ một lượng lớn các hóa chất nhất định, bao gồm các men vào trong máu.
Tiểu cầu là những mảnh tế bào trong máu giúp máu đông lại. Khi nồng độ tiểu cầu thấp, nguy cơ chảy máu quá mức tăng cao.
Mức độ phổ biến của hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP là một rối loạn hiếm gặp, ảnh hưởng dưới 1% phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đây là một mối quan tâm sức khỏe nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và thai nhi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng HELLP?
Các triệu chứng của hội chứng HELLP có thể khác nhau từ người này sang người khác, nhưng những vấn đề phổ biến nhất bao gồm:
- Cảm thấy không khỏe hoặc mệt mỏi;
- Đau bụng;
- Buồn nôn;
- Ói mửa;
- Nhức đầu.
Bạn cũng có thể trải qua:
- Phù nề, đặc biệt là ở bàn tay, chân hoặc mặt;
- Đau bụng;
- Tăng cân đột ngột và quá mức;
- Chảy máu quá mức hoặc không giải thích được;
- Thị lực giảm hoặc thay đổi;
- Ợ nóng hoặc khó tiêu;
- Đau vai;
- Đau khi thở sâu.
Trong các trường hợp hiếm hoi, bạn cũng có thể bị nhức đầu, lú lẫn và co giật. Những dấu hiệu và triệu chứng thường cho thấy hội chứng HELLP tiến triển và nên được bác sĩ đánh giá tức thời.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Các triệu chứng của hội chứng HELLP rất giống bệnh cúm. Các triệu chứng có thể tương tự như các biểu hiện “bình thường” của thai phụ. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng giống cúm khi mang thai. Chỉ bác sĩ mới có thể đảm bảo các triệu chứng của bạn không phải là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng HELLP?
Hội chứng HELLP thường phát triển trong ba tháng cuối của thai kỳ, trước tuần thứ 37. Nguyên nhân của các triệu chứng không rõ.
4. Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng HELLP?
Tiền sản giật là yếu tố nguy cơ lớn nhất. Tình trạng này được đặc trưng bởi huyết áp cao và phù nề, và thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai bị tiền sản giật sẽ phát triển hội chứng HELLP.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Hơn 30 tuổi;
- Người da trắng ;
- Thừa cân;
- Đã mang thai các lần trước;
- Có một chế độ ăn uống không dinh dưỡng;
- Bệnh tiểu đường;
- Lịch sử bị tiền sản giật.
Bạn cũng có nguy cơ cao bị hội chứng HELLP nếu có tình trạng này trong thời kỳ mang thai trước đây. Trong thực tế, nguy cơ của bạn có thể tăng 19-27% trong mỗi thời kỳ mang thai sau này.
Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.
5. Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng HELLP?
Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và yêu cầu các xét nghiệm khác nếu nghi ngờ hội chứng HELLP. Trong quá trình khám, bác sĩ có thể cảm thấy bụng bạn nhạy cảm, gan to và phù nề quá mức đâu đó. Đây có thể là các dấu hiệu của vấn đề ở gan. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra huyết áp.
Một số xét nghiệm cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu:
- Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ tiểu cầu và số lượng hồng cầu;
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra men gan và các protein bất thường;
- Chụp MRI để xác định xem có chảy máu trong gan không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng HELLP?
Khi đã xác định hội chứng HELLP, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ để đưa trẻ ra ngoài nhằm ngăn ngừa các biến chứng. Trong nhiều trường hợp, em bé bị sinh non.
Tuy nhiên, điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian dự kiến chuyển dạ. Nếu các triệu chứng của hội chứng HELLP là nhẹ hoặc nếu em bé của bạn ít hơn 34 tuần tuổi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên:
- Nghỉ ngơi tại giường ở nhà hay trong bệnh viện;
- Truyền máu để điều trị thiếu máu và nồng độ tiểu cầu thấp;
- Dùng magie sulfate để ngăn ngừa co giật;
- Dùng thuốc hạ huyết áp để kiểm soát huyết áp;
- Dùng thuốc corticosteroid giúp phổi của bé trưởng thành trong trường hợp sinh sớm.
Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi mức độ tế bào hồng cầu, tiểu cầu và men gan. Sức khỏe của bé cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm một số xét nghiệm nhất định trước khi sinh để đánh giá vận động, nhịp tim, sự căng thẳng và lưu lượng máu.
Bạn có thể được dùng thuốc giúp kích thích chuyển dạ, nếu bác sĩ xác định tình trạng của bạn cần đưa bé ra ngay, bạn có thể phải sinh mổ. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra các biến chứng nếu bạn có vấn đề về đông máu do nồng độ tiểu cầu thấp.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng HELLP?
Những người bị tiền sản giật có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng HELLP bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống có lợi cho tim gồm ngũ cốc, rau, trái cây và thịt nạc. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của hội chứng HELLP. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng HELLP, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bất túc cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm sau sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp X quang tử cung vòi trứng với thuốc cản quang - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm CST - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh giãn ống dẫn sữa - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hở eo tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ứ mật thai kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ứ dịch vòi trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ốm nghén nặng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ốm nghén - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng buồng trứng đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rượu bào thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Sheehan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng truyền máu song thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng tương tự nhiễm trùng trong tử cung bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lạc nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quá kích buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lộn bàng quang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone inhibin A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xoắn buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khoét chóp cổ tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm hCG - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm CA-125 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh vô sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lộ tuyến cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn sản cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhau bong non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhau tiền đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm độc thai nghén - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mang thai ngoài tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trứng trống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nong và nạo tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Triệt sản nữ - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh tiểu đường thai kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
- doc Bệnh nhiễm trùng hậu sản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u xơ tử cung (nhân xơ tử cung) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u nang buồng trứng - Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- doc Bệnh thiểu ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sinh ngôi ngược - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh thiết gai nhau - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Sinh thiết nội mạc tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Thai trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh polyp cổ tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh polyp tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Quá trình mang thai - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh rỉ ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sa tử cung (Sa sinh dục) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sản giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi và sinh thiết cổ tử cung - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng song sinh dính liền - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy buồng trứng sớm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc ống dẫn trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản nội mạc tử cung - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thai chậm phát triển - Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
- doc Thai chết lưu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thử thai tại nhà - Những điều cần biết
- doc Thụ tinh nhân tạo - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh thuyên tắc ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u bì buồng trứng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị