Bệnh thiểu ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thiểu ối là tính trạng nước ối xung quanh thai nhi quá ít. Bác sĩ có thể đánh giá mức nước ối ở mẹ bầu bằng nhiều phương pháp, trong đó phổ biến nhất là dựa vào chỉ số nước ối AFI hoặc chỉ số đo độ sâu xoang ối lớn nhất. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh thiểu ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Thiểu ối là tính trạng nước ối xung quanh thai nhi quá ít. Bác sĩ có thể đánh giá mức nước ối ở mẹ bầu bằng nhiều phương pháp, trong đó phổ biến nhất là dựa vào chỉ số nước ối AFI hoặc chỉ số đo độ sâu xoang ối lớn nhất.

2. Triệu chứng

Thông thường, các triệu chứng thiểu ối sẽ không rõ ràng. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai định kỳ để nhanh chóng phát hiện các bất thường trong thời gian mang thai. Nếu bạn có mức nước ối thấp, bác sĩ sẽ chú ý tới:

  • Kích thước tử cung nhỏ so với tuổi thai ;
  • Bạn tăng cân không đúng trong thời gian mang thai;
  • Nhịp tim của thai nhi ngưng đột ngột;
  • Mức nước ối giảm đột ngột: bác sĩ có thể phát hiện tình trạng này thông qua siêu âm.
  • Bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng bất thường như: Rỉ ối Hoạt động của thai nhi giảm.

3. Nguyên nhân thiểu ối

Các nguyên nhân gây thiểu ối như:

Dị tật bẩm sinh – Các vấn đề về sự phát triển của thận hoặc đường tiết niệu có thể gây ra lượng nước tiểu sản ít, dẫn đến lượng nước ối thấp.

Các vấn đề về nhau thai – Nếu nhau thai không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi, quá trình hấp thụ nước ối của trẻ sẽ ngừng lại.

Rỉ ối hoặc rách màng thai. Tình trạng vỡ ối sớm (PROM) cũng có thể dẫn đến mức nước ối thấp.

Thai già tháng. Thai già tháng (thường trên 42 tuần) có thể có lượng nước ối thấp, điều này là do suy giảm chức năng nhau thai. Các biến chứng ở người mẹ.

Các yếu tố như mất nước, tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường và thiếu oxy mạn tính có thể ảnh hưởng đến mức nước ối của thai nhi.

4. Yếu tố nguy cơ

Phụ nữ mang thai trên 42 tuần (thai già tháng) có nguy cơ cao bị thiểu ối. Theo ước tính, có 4% phụ nữ mang thai được chẩn đoán thiểu ối và tỷ lệ đó tăng lên 12% ở phụ nữ có thai già tháng vì lượng nước ối có xu hướng giảm muộn trong thai kỳ.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những phương pháp nào giúp điều trị thiểu ối?

Bác sĩ sẽ điều trị thiểu ối dựa trên tuổi thai. Nếu thai chưa đủ tuổi, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi.

Các xét nghiệm như Non-stress và CST có thể giúp bác sĩ theo dõi hoạt động của thai nhi. Nếu trẻ sắp đủ tháng và có mức nước ối thấp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sinh thường.

Các phương pháp khác giúp điều trị thiểu ối như:

  • Thiểu ối trong tam cá nguyệt đầu: bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và có thể chấm dứt thai kỳ khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay thai nhi. Sau đó, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân, đặc biệt nếu bệnh lý đặc biệt từ mẹ.
  • Thiểu ối trong tam cá nguyệt giữa: bác sĩ có thể yêu cầu chấm dứt thai kì nếu xác định nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt bệnh lý dị tật ở hệ tiết niệu kèm các dị tật bẩm sinh khác. Nếu không chấm dứt thai kỳ, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm định kỳ 1-2 lần/tuần cho đến lúc bạn sinh. Bạn cũng có thể được chỉ định dùng thuốc từ tuần 34 trở đi.
  • Thiểu ối trong tam cá nguyệt cuối: trong giai đoạn này, bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước mỗi ngày (trung bình 3 lít). Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện truyền dịch.

Trong trường hợp nước ối quá ít, bác sĩ sẽ yêu cầu truyền ối. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn thận vì nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng trong quá trình truyền.

Thiểu ối có nguy hiểm không?

Những rủi ro liên quan đến thiểu ối thường phụ thuộc vào thai kì. Nước ối cần thiết cho sự phát triển của cơ bắp, chân tay, phổi và hệ tiêu hóa của trẻ.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, trẻ bắt đầu thở và hấp thụ nước ối để giúp phổi phát triển.

Nếu thiểu ối xảy ra trong nửa đầu của thai kỳ, các biến chứng có thể nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Dị tật bẩm sinh ;
  • Tăng nguy cơ sẩy thaithai chết lưu.

Nếu mắc thiểu ối ở nửa giai đoạn thai kỳ sau, mẹ bầu sẽ có các biến chứng sau:

  • Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung;
  • Sinh non;
  • Các biến chứng chuyển dạ như chèn ép dây rốn, nhiễm trùng phân su;
  • Phải sinh mổ.

6. Kiểm soát thiểu ối

Một số biện pháp tại nhà sau có thể tạm thời làm tăng mức nước ối:

  • Nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động;
  • Uống nhiều nước;
  • Thường xuyên khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi chặt chẽ tình trạng.

Mặc dù không có cách nào ngăn ngừa mức nước ối thấp, nhưng bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách kiểm soát tốt các tình trạng liên quan đến thiểu ối, như tiểu đường hoặc huyết áp cao.

Ngoài ra, việc khám thai định kỳ cũng giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện những bất thường trong thai kỳ, từ đó có hướng giải quyết kịp thời.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Thiểu ối, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM