Bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau xương khớp tuổi thiếu niên là một trong những hội chứng đau cơ xương khớp liên quan đến sự phát triển trẻ em. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đau xương khớp tuổi thiếu niên là bệnh gì?

Đau xương khớp tuổi thiếu niên là một trong những hội chứng đau cơ xương khớp liên quan đến sự phát triển trẻ em.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên?

Trẻ mắc bệnh thường bị chuột rút ở chân. Các cơn đau thường không có gì đặc biệt và xảy ra vào ban đêm trước khi trẻ đi ngủ trong vòng vài tháng.

Thỉnh thoảng, con bạn có thể tỉnh dậy khi đang ngủ do cơn đau kéo dài một vài phút đến vài giờ và sẽ chỉ ngủ trở lại sau khi chân được mát-xa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu con bạn cảm giác khó chịu và hay thức giấc quá nhiều về đêm, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc những hành vi, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Mỗi đứa trẻ có cơ địa khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên?

Không có nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh này, mặc dù đau xương khớp dường như có tính chất gia đình. Đau xương khớp tuổi thiếu niên không liên quan với tốc độ tăng trưởng cũng như bất kì tình trạng sức khỏe nào khác. Đau xương khớp khác với các bệnh viêm khớp do không có triệu chứng đau, cứng khớp buổi sáng và bác sĩ không tìm thấy bao hoạt dịch khi khám sức khỏe.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên?

Đau khớp ở tuổi thiếu niên là tình trạng thường xuất hiện ở khoảng 10-20% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và được phân loại dựa theo tính chất, vị trí và đặc điểm lâm sàng của cơn đau. Trẻ từ 4-12 tuổi thường dễ mắc bệnh nhất, đặc trưng bởi những cơn đau về đêm mà không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào.

Bệnh thường ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn và cơn đau không xảy ra trong thời kỳ tăng trưởng nhanh hoặc tại các vị trí tăng trưởng.

Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên?

Đau xương khớp tuổi thiếu niên thường phổ biến ở những trẻ rất năng động và cơn đau sẽ trầm trọng hơn nếu tăng cường hoạt động thể chất.

Yếu tố tuổi tác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau khớp tuổi thiếu niên.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên?

Trẻ có thể cảm thấy khó chịu ở bắp chân hoặc đùi, nhưng bác sĩ không thể tìm ra bất cứ triệu chứng viêm khớp, đau cơ, suy nhược, sưng ở khớp hoặc cơ, đỏ da hay hạn chế chuyển động nào.

Các dấu hiệu khác hoặc khám sức khỏe thể bình thường hoặc không đáng kể.

Các xét nghiệm hoặc chụp x-quang cũng sẽ cho kết quả bình thường.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ chỉ có thể dựa vào bệnh sử điển hình và khám sức khỏe.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên?

Bạn nên xay dựng cho trẻ thói quen đi ngủ sớm. Bên cạnh đó, một số phương pháp dùng để điều trị bệnh, bao gồm:

Thường xuyên dãn cơ và thư giãn (massage); Điều trị nhiệt (khăn ấm); Dùng thuốc giảm đau nhẹ với liều dành cho ban đêm.

Thỉnh thoảng, tình trạng thức giấc ban đêm trong khoảng thời gian dài, có thể dẫn đến rối loạn hành vi trong sinh hoạt do ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ sẽ đưa ra  kế hoạch điều trị để giảm thiểu các vấn đề có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các thành viên trong  gia đình.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này có một giấc ngủ lành mạnh, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn nên massage chân đều đặn khi vận động thể thao thường xuyên để giúp giảm đau hiệu quả.Thuốc giảm đau cũng có hiệu quả một cách nhanh chóng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đau xương khớp tuổi thiếu niên, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM