Luận văn ThS: Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hà Giang

Luận văn Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hà Giang (1996 - 2016) hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn của FDI ở nước ta; phân tích một cách khái quát về những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến FDI ở Hà Giang; làm rõ hiện trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Giang trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2016; đánh giá tác động của FDI đối với sự phát triển của Hà Giang; đề xuất một số gợi ý chính sách đối với các cơ quan chức năng của nhà nước và đưa ra các biện pháp thực hiện cho các nhà quản lý Hà Giang.

Luận văn ThS: Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hà Giang

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Với định hướng áp dụng các kiến thức khoa học, lý luận kinh tế vào giải quyết vấn đề thực tiễn thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Giang nên mục đích cơ bản của luận văn là làm rõ, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh một cách khoa học, toàn diện và hệ thống. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này ở Hà Giang trong thời gian tới.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hà Giang (1996 – 2016).

Phạm vi nghiên cứu

  • Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về điều kiện, chính sách, thực trạng và những tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên để có căn cứ khoa học, chúng tôi cũng so sánh, đối chiếu với các địa phương khác trong cùng phạm vi địa lý.
  • Về thời gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2016. Tức là trong khoảng thời gian hai mươi năm kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng đã tạo ra những chuyển biến căn bản trong cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư cho địa phương
  • Về nội dung: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát tình hình đầu tư nước ngoài tại Hà Giang, chúng tôi nhận thấy hầu hết là đầu tư trực tiếp. Do vậy, trong quá trình triển khai vấn đề nghiên cứu chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến loại hình FDI là chủ yếu.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Với phương pháp lịch sử giúp tác giả thu thập tư liệu, số liệu có liên quan đến vốn FDI trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang. Với phương pháp logic được dùng để xác định, đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các năm, các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê để phục vụ cho phân tích quá trình thu hút vốn FDI ở tỉnh Hà Giang, phương pháp phân tích tổng hợp để đưa ra những đánh giá chung có tính khái quát về tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI vào tỉnh Hà Giang. Các phương pháp so sánh, đối chiếu cũng được tác giả chú ý xem xét, so sánh tác động của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế của Hà Giang trong từng giai đoạn cụ thể.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

  • Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 
  • Đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (1996 – 2016)

Sơ lược về tỉnh Hà Giang

  • Về lịch sử hành chính của tỉnh
  • Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
  • Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2 Điều kiện và chính sách

Điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Giang (1996-2016)

Chính sách thu hút FDI tại Hà Giang giai đoạn 1996 – 2016

  • Khung pháp lý về thu hút vốn FDI vào Hà Giang
  • Chính sách thu hút vốn FDI vào Hà Giang

2.3 Kết quả thu hút vốn

Kết quả đạt được trong thu hút FDI vào tỉnh Hà Giang

  • Số vốn đầu tư.
  • Lĩnh vực đầu tư
  • Cơ cấu các dự án phân theo mức vốn đầu tư trên địa bàn

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tỉnh Hà Giang (1996 – 2016)

  • Tác động tích cực
  • Một số hạn chế và nguyên nhân

Kiến nghị một số giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Hà Giang

3. Kết luận

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói chung, Hà Giang nói riêng những năm qua đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước còn khó khăn: thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản lý… Cùng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, kết hợp với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh, Hà Giang từ một tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế còn khó khăn đã trở thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, tạo động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Đông Bắc Việt Nam, đóng góp tích cực vào thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh nói riêng, đất nước nói chung.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tuệ Anh (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án SIDA.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM