Luận văn ThS: Hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan

Luận văn Hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan (1986 - 2015) đi sâu nghiên cứu khái quát cơ sở hình thành và quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan trước năm 1986; hợp tác giáo dục Việt Nam - Thái Lan từ 1986 đến 2015; hợp tác văn hóa Việt Nam - Thái Lan từ 1986 đến 2015; rút ra các nhận xét, đánh giá chung về hợp tác giáo dục, văn hóa Việt - Thái từ 1986 đến 2015 cũng như triển vọng phát triển trong tương lai.

Luận văn ThS: Hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan

Luận văn ThS: Hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan

1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Toàn cầu hóa là xu thế chính trong đời sống quan hệ quốc tế hiện nay. Xu thế này vừa là thời cơ vừa là thách thức nếu các nước không chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Cùng với đó, quan hệ hợp tác song phương và đa phương luôn là nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và khu vực. Xu hướng vận động trên của thế giới vừa tạo môi trường thuận lợi vừa là động lực thúc đẩy cho mối quan hệ giữa các nước phát triển, trong đó có quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Thái Lan.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hợp tác giáo dục và văn hóa giữa Viêt Nam và Thái Lan từ năm 1986 đến năm 2015.

Phạm vi nghiên cứu

  • Pham vi nghiên cứu của Luận văn về không gian là Việt Nam và Thái Lan.
  • Pham vi thời gian mà Luận văn bao quát là từ năm 1986 đến năm 2015. Tuy nhiên, đê có thể tìm hiểu cơ sở hình thành, phát triển quan hệ Việt Nam - Thái Lan, chúng tôi phải mở rộng phạm vi thời gian nghiên cứu về trước năm 1986.
  • Lĩnh vực nghiên cứu: Luận văn tập trung vào hai lĩnh vực là hợp tác giáo dục và văn hóa.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, Luận văn sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để nghiên cứu về quan hệ hợp tác giáo dục, văn hóa giữa Viêt Nam - Thái Lan qua các giai đoạn khác nhau. Từ đó, phân tích và đưa ra những lý giải một cách hợp lý, khoa học về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, đanh giá để Luận văn có cái nhìn tổng quát hơn.

2. Nội dung

2.1 Khái quát về hợp tác giáo dục, văn hóa

Vài nét về cơ sở hình thành quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan

  • Vi tri đia lý và điều kiện tự nhiên
  • Kinh tế - văn hóa
  • Quan hệ tộc người

Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trước năm 1986

  • Giai đoạn trước năm 1945 
  • Giai đoạn 1945 - 1975 
  • Giai đoạn 1976 - 1986

2.2 Thực trạng

Hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan (1986 - 1995)

  • Bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình hai nước Việt Nam - Thái Lan
  • Chủ trương, đường lối của Đảng về tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa giữa hai nước 
  • Tình hình hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan (1986 - 1995) 

Hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan (1996 - 2015)

  • Những chuyển biến mới của tình hình quốc tế, khu vực và hai nước Việt Nam - Thái Lan
  • Chủ trương, đường lối của Đảng về tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa giữa hai nước 
  • Tình hình hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan (1996 - 2015)

2.3 Đánh giá và triển vọng

Một vài nhận xét về hợp tác giáo dục, văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan

  • Thành công
  • Han chế

Kiến nghị

Triển vọng hợp tác giáo dục, văn hóa giữa hai nước

3. Kết luận

Cộng đồng người Việt ở Thái Lan có môt vai trò rất quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan nói chung và hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục nói riêng. Vì vậy, Việt Nam cần có các chính sách phù hợp, phát huy những đóng góp tích cực của Việt kiều đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, giúp họ trở thành những “sứ giả văn hóa” - nhịp cầu nối thúc đẩy hợp tác văn hóa Viêt Nam - Thái Lan. Các Hội Việt kiều cần có những chủ trương đúng đắn, cụ thể trên cơ sở coi trọng tình cảm Việt - Thái, tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của nước bạn, đồng thời, đoàn kết nội bộ xây dựng cuộc sống ổn định tại nước bạn. Hợp tác giáo dục, văn hóa Việt Nam - Thái Lan (1986 - 2015) đã tạo nên một bước tiến, đưa quan hệ hai nước sang một trang mới trong thế kỉ XXI. Những thành tựu đã đạt được sẽ là cơ sở, nền tảng để hai nước củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Thái Lan lên một tầm cao mới trong tương lai.

4. Tài liệu tham khảo

Trần Thanh Bình, Phan Thanh Bình (2001), “Triển lãm Mĩ thuật 5 trường đại học Mĩ thuật Việt Nam - Thái Lan”, Tạp chí sông Hương số 153.

Bộ Giáo dục và Đào tạo số 7998/BGDĐT - QHQT, ngày 1 - 9 - 2008, chuẩn bị nội dung đón đoàn Bô trưởng Thái Lan sang thăm chính thức, Tài liệu lưu tại Bộ GD&ĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Hướng dẫn về quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nôi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo khoa Địa lý 8, Nxb Giáo dục, Hà Nôi....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM