Luận văn ThS: Đời sống kinh tế, văn hóa của người Tà Ôi tỉnh Salavan nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Luận văn Đời sống kinh tế, văn hóa của người Tà Ôi tỉnh Salavan nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1986 - 2016) trình bày cảnh quan tự nhiên tỉnh Salavan (Lào) và địa bàn tập trung sinh sống đông nhất của người Tà Ôi; hoạt động kinh tế của người Tà Ôi trong giai đoạn 1986 - 2016; đời sống văn hóa của người Tà Ôi truyền thống và hiện đại; sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế cũng như những nét mới của đời sống văn hóa người Tà Ôi tỉnh Salavan (Lào).

Luận văn ThS: Đời sống kinh tế, văn hóa của người Tà Ôi tỉnh Salavan nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu và làm rõ bản sắc văn hóa truyền thống ; Đặc điểm kinh tế của người Tà Ôi ở tỉnh Salavan (Lào). Khẳng định yếu tố truyền thống và sự hội nhập phát triển của người Tà Ôi thời hiện đại.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu về hoạt động kinh tế, đời sống văn hóa của người Tà Ôi ở tỉnh Salavan nước CHDCND Lào thời kỳ đổi mới đất nước (1986-2016).

Phạm vi nghiên cứu

  • Về nội dung nghiên cứu: Kinh tế, văn hóa của người Tà Ôi tỉnh Salavan CHDCND (Lào)
  • Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 1986 - 2016.
  • Về không gian nghiên cứu: Tỉnh Salavan nước CHDCND Lào. Tuy nhiên, tác giả tập trung điền giã tại 3 huyện: Tumlan, Tà Ôi và Sa muội - nơi người Tà Ôi sinh sống chiếm tỉ lệ lớn nhất so với các tộc người khác cư trú tại tỉnh Salavan.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp chủ đạo được thực hiện xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp tổng hợp được thực hiện trong quá trình thu thập thông tin. Phương pháp điền dã dân tộc học: quan sát cảnh quan, phỏng vấn nhân chứng... được sử dụng tại thực địa.

Trên cơ sở tiếp cận với các nguồn tài liệu, để có được những số liệu và nhận định chính xác, khoa học về đối tượng nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê thể hiện qua một số bảng biểu đã trình bày trong luận văn. giúp tác giả hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt của luận văn.

2. Nội dung

2.1 Khái quát về tỉnh Salavan, người Tà Ôi

Khái quát về tỉnh Salavan

  • Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
  • Điều kiện kinh tế - xã hội 

Người Tà Ôi ở tỉnh Salavan

2.2 Đời sống kinh tế người Tà Ôi

Kinh tế nông nghiệp 

  • Nương rẫy
  • Trồng lúa nước
  • Trồng cây rau màu
  • Chăn nuôi

Khai thác từ nguồn lợi tự nhiên

Nghề thủ công

  • Nghề dệt Dèng 
  • Nghề đan lát
  • Nghề làm mộc

Buôn bán trao đổi

2.3 Đời sống văn hóa

Văn hóa vật chất

  • Nhà ở
  • Trang phục
  • Ẩm thực

Văn hóa tinh thần

  • Tín ngưỡng dân gian
  • Phong tục tập quán
  • Lễ, tết

3. Kết luận

Bên cạnh những biến đổi tích cực thì xu hướng chuyển hóa làm mất dần những yếu tố truyền thống - tiêu chí làm nên bản sắc của mỗi dân tộc cũng đang diễn ra ngày một nhanh chóng hơn. Văn hóa tinh thần của người Tà Ôi ngày càng mất đi những bản sắc vốn có của nó. Các thế hệ trẻ ngày nay không còn biết đến văn hóa dân tộc mình và dần đi theo văn hóa của dân tộc Lào và văn hóa ngoại nhập. Bên cạnh sự mai một của yếu tố truyền thống trong văn hóa và sự thay đổi theo hướng tích cực, tiến bộ thì văn hóa của người Tà Ôi vẫn luôn tồn tại một số hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Đó là tục lệ chữa bệnh bằng phương pháp bói toán, cúng bái, ma thuật. Những kiêng kị thiếu khoa học trong đời sống và sản xuất gây ra những hậu quả không nhỏ cho cuộc sống của người Tà Ôi.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Khoa Bình (1999), “Người Tà Ôi ở Huế”, Tạp chí Văn nghệ dân tộc và miền núi, số 3, tr.18-23.

Bunlọt Chănthacon (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan, nước Cộng hoa dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ, Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam.

D.G.E Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.

Nguyễn Xuân Hồng (2001), “Kinh nghiệm quản lí xã hội ở các dân tộc Cơtu, Tà Ôi và Bru - Vân Kiều”, Tạp chí Dân tộc học, số 5, tr.33-40....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM