Luận văn ThS: Hoạt động của mỏ sắt Trại Cau tỉnh Thái Nguyên

Luận văn Hoạt động của mỏ sắt Trại Cau tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2016) khái quát quá trính xây dựng, phát triển của Mỏ sắt Trại Cau trước năm 1986; nghiên cứu hệ thống tổ chức và hoạt động của Mỏ sắt Trại Cau trong giai đoạn 1986 - 2016. Qua đó, rút ra những mặt mạnh, hạn chế của Mỏ trong thời gian này; đánh giá vị trí - vai trò của Mỏ trong thời gian 1986 - 2016.

Luận văn ThS: Hoạt động của mỏ sắt Trại Cau tỉnh Thái Nguyên

1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Phát triển công nghiệp luôn giữ vai trò trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vi vậy, một hệ thống các chính sách công nghiệp đúng đắn sẽ là công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hoạt động của Mỏ sắt Trại Cau trong giai đoạn 1986 - 2016.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Phạm vi nội dung: Hoạt động của Mỏ sắt Trại Cau; những chuyển biến trong sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân Mỏ trong qua trình thực hiện đường lối đổi mới.
  • Phạm vi không gian: Mỏ sắt Trại Cau nằm trên địa bàn thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
  • Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2016. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến tình hình của Mỏ trước năm 1986.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trinh thực hiện đề tài, tac giả sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, tác giả trình bày một cách hệ thống quá trình ra đời, hoạt động của Mỏ sắt Trại Cau trong hơn 50 năm (1963 - 2016). Dựa vào các nguồn tư liệu lịch sử có chọn lọc, trên cơ sở phân tích các sự kiện, tác giả rút ra bản chất, tính quy luật trong quá trình hoạt động của Mỏ; nhận định, đánh giá vị trí - vai trò của Mỏ sắt Trại Cau đối với sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung, địa phương nói riêng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, phỏng vấn, điền dã.

2. Nội dung

2.1 Khái quát mỏ sắt Trại Cau

Quá trình xây dựng Mỏ sắt Trại Cau (1959 - 1963)

Tình hình hoạt động của Mỏ sắt Trại Cau (1963 - 1985)

  • Cơ cấu tổ chức và đội ngũ công nhân của Mỏ
  • Vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ (1963 - 1975)
  • Thi đua đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống (1975 - 1985)

2.2 Tình hình hoạt động

Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Mỏ 

Hoạt động của Mỏ sắt Trại Cau từ năm 1986 đên năm 1996

  • Tổ chức quản lí và nguồn nhân lực 
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh 

Hoạt động của Mỏ sắt Trại Cau từ năm 1997 đên năm 2016

  • Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Đảng 
  • Hoạt động của Mỏ sắt Trại Cau (1997 - 2016)

2.3 Vai trò của mỏ sắt Trại Cau

Đối với sự phát triển kinh tế

  • Mỏ sắt Trại Cau góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước nói chung và địa phương nói riêng 
  • Mỏ sắt Trại Cau góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế trong khu vực 

Đối với sự phát triển xã hội 

  • Mỏ sắt Trại Cau góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm cho người lao động
  • Mỏ sắt Trại Cau góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội trong khu vực
  • Mỏ sắt Trại Cau tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương 
  • Mỏ sắt Trại Cau thường xuyên quan tâm bảo vệ môi trường

3. Kết luận

Sự phát triển của đất nước đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải có hiệu quả kinh tê ngày càng cao. Vi vậy, việc đổi mới cơ chế quản lí, cơ cấu tổ chức cũng đặc biệt được coi trọng. Mỏ đã tiến hành giảm nhẹ bộ máy quản lí, bố trí cho những người có trình độ chuyên môn cao giữ những cương vị quan trọng… Vì thế hiệu quả của công tác quản lí cũng ngày một cao hơn. Phía trước còn nhiều chông gai, đất nước đang đứng trước nhiều thách thức và vận hội mới, đòi hỏi cán bộ, công nhân, viên chức, lao động Mỏ tiếp tục có những bước phát triển mới, năng động và sáng tạo hơn. Mỏ sắt Trại Cau luôn kế thừa và phát huy tiềm năng, trí tuệ và thành quả lao động, đồng thời luôn vươn tới đưa hoạt động của Mỏ ngày càng có hiệu quả cao, xứng đáng với sự tin yêu của các thế hệ cán bộ, công nhân trong mấy chục năm qua.

4. Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thai Nguyên lần thứ XV.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thai Nguyên lần thứ XVI.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thai Nguyên lần thứ XVII.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập I (1936-1965)...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Lịch sử trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM