Thuốc Mifepristone - Tránh thai khẩn cấp
Thuốc Mifepristone được chỉ định điều trị bệnh gì? Liều dùng thuốc này được chỉ định như thế nào? Những thông tin này được nhiều người quan tâm đến nhiều trước khi có ý định sử dụng thuốc điều trị bệnh. Dưới đây eLib.VN xin chia sẻ những thông tin liên quan, mọi người cùng tìm hiểu.
Mục lục nội dung
Tên gốc: mifepristone
Tên biệt dược: Korlym®, Mifeprex®
Phân nhóm: thuốc tác dụng lên tử cung
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc mifepristone là gì?
Mifepristone (còn được biết đến với tên RU 486) được sử dụng để phá thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Thuốc cũng còn được sử dụng cho đến tuần thứ 7 của thai kỳ (49 ngày sau ngày đầu tiên của ngày hành kinh cuối cùng). Mifepristone ngăn chặn progesterone cần thiết cho thai nhi phát triển. Thuốc này cũng thường được sử dụng kèm chung với misoprostol.
Bạn không sử dụng mifepristone nếu có thai ngoài tử cung vì nó sẽ không phá thai trong trường hợp này. Thuốc có thể làm cho thai ngoài tử cung bị vỡ vụn, điều này dẫn đến tình trạng xuất huyết nghiêm trọng.
Thuốc còn được sử dụng để điều trị hội chứng Cushing.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc mifepristone cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường dành cho người lớn phá thai:
Ngày 1: bạn uống một lần 3 viên 200mg (tổng cộng là 600mg); Ngày 3: bạn trở lại bác sĩ sau 2 ngày sau khi dùng mifepristone.
Nếu xét nghiệm y khoa hoặc chụp siêu âm vào buổi thăm khám tiếp theo cho thấy phá thai không thành công, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống môt lần hai viên misoprostol 200mcg (tổng cộng là 400 mcg). Bệnh nhân sẽ trở lại phòng khám sau 14 ngày sau khi sử dụng mifepristone để xác nhận việc phá thai trong thời kỳ đầu thai kỳ đã hoàn tất.
Liều dùng thông thường dành cho người lớn mắc hội chứng Cushing
Liều khởi đầu được khuyến nghị là 300mg, 1 lần mỗi ngày vào bữa ăn.
Liều lượng hàng ngày có thể được tăng thêm 300mg. Liều lượng có thể được tăng lên tối đa là 1200mg một lần mỗi ngày nhưng không được vượt quá 20mg/kg mỗi ngày.
Nếu việc điều trị bị gián đoạn, bạn nên bắt đầu sử dụng lại thuốc ở liều lượng thấp nhất (300mg).
Liều dùng thuốc mifepristone cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
3. Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc mifepristone như thế nào?
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Bạn cần đến khám bác sĩ 3 lần (ngày 1, 3 và 14) để hoàn thành việc điều trị và các xét nghiệm quan trọng. Việc điều trị được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp tại phòng mạch bác sĩ, trung tâm y tế hoặc bệnh viện. Bác sĩ có thể cần phải tiến hành siêu âm để bảo đảm rằng thai kỳ của bạn ít hơn 7 tuần và không nằm ngoài tử cung (thai ngoài tử cung).
Thuốc được sử dụng dưới chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn tái khám vào 2 ngày sau đó. Nếu việc xét nghiệm hoặc siêu âm kết luận thai chưa bị phá, bạn sẽ được chỉ định dùng misoprostol. Bạn dùng misoprostol chậm nhất 48 giờ đồng hồ sau khi đã dùng mifepristone. Bạn lưu ý rằng nếu có xuất hiện chứng xuất huyết nặng ở âm đạo không có nghĩa rằng quá trình phá thai đã hoàn tất.
Bạn tránh dùng nước ép trái bưởi chùm trong khi đang sử dụng thuốc này trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn tái khám sau 14 ngày sử dụng mifepristone dù không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
Nếu phá thai không thành công hoặc xuất hiện những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật. Nếu phá thai không thành công, bạn sẽ có nguy cơ rủi ro mắc phải các khuyết tật sinh sản.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc mifepristone?
Thuốc có thể gây phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng phù ở mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc bao gồm:
Buồn nôn, yếu ớt, mệt mỏi, mất tỉnh táo; Sốt, ớn lạnh, ho có đờm vàng hoặc xanh; Đau nhói ở ngực, thở khò khè, cảm giác thở hụt hơi; Sưng phù tay hoặc bàn chân; Chảy máu bất thường ở âm đạo; Hạ đường huyết (đau đầu, đói bụng, yếu ớt, đồ mồ hôi, lú lẫn, dễ bị kích thích, choáng váng, nhịp tim nhanh hoặc dễ sợ hãi); Lượng kali huyết thấp (lú lẫn, nhịp tim không đều, khát nước nhiều, tiểu tiện nhiều hơn, khó chịu ở cẳng chân, yếu cơ hoặc cảm giác yếu ớt).
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:
Đau dạ dày, buồn nôn nhẹ hoặc nôn mửa; Tiêu chảy hoặc táo bón; Khô miệng; Nghẹt mũi, sung huyết xoang, đau họng; Đau đầu, choáng váng; Đau hoặc yếu cơ, đau khớp, đau lưng; Biếng ăn; Các vấn đề về giấc ngủ (chứng mất ngủ).
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc mifepristone bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc mifepristone; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như bệnh tuyến giáp, chảy máu bất thường ở âm đạo, tăng sản nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, suy tim, lượng kali trong máu thấp, thiếu hụt tuyến thượng thận, rối loạn xuất huyết, bệnh tim, gan, thận.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc mifepristone trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
6. Tương tác thuốc
Thuốc mifepristone có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc mifepristone có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc mifepristone bao gồm:
Thuốc trị nấm (ketoconazole); Thuốc kháng sinh; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc chống virus để điều trị HIV/AIDS hoặc viêm gan C; Thuốc chống đông máu warfarin; Thuốc steroid (dexamethasone, prednisone, methylprednisolone).
Thuốc mifepristone có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với bưởi và nước ép bưởi.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc mifepristone?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Chảy máu bất thường ở âm đạo; Suy tuyến thượng thận; Thai ngoài tử cung; Tăng sản hoặc ung thư nội mạc tử cung; Khối u ở bụng dưới; Chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin; Các vấn đề về tuyến thượng thận; Các chứng rối loạn tự miễn dịch; Các vấn đề về xuất huyết; Tiểu đường; Suy tim; Bệnh tim hoặc mạch máu (như bệnh mạch vành); Vấn đề nhịp tim; Chứng cao huyết áp; Bệnh phổi; Bệnh thiếu máu; Máu khó đông; Tuần hoàn máu kém; Chứng giảm kali huyết; Bệnh thận; Bệnh gan.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc mifepristone như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế
Thuốc mifepristone có những dạng và hàm lượng nào?
Mifepristone có dạng viên nén với hàm 200mg và 300mg.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Mifepristone. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt đối với thuốc Mifepristone, người dùng nên suy nghĩ thật cẩn trọng trước khi dùng để tránh những hậu quả về sau.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Mitotane - Điều trị bệnh ung thư tuyến thượng thận
- doc Thuốc Mitomycin - Điều trị ung thư
- doc Thuốc Misoprostol - Điều trị bệnh đau dạ dày
- doc Thuốc Mirtazapine - Điều trị bệnh trầm cảm
- doc Thuốc Mirena® - Tác dụng ngừa thai
- doc Thuốc Minoxidil Opodex® - Điều trị chứng rụng tóc
- doc Thuốc Minocycline - Điều trị bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Minndrop® - Điều trị các bệnh về mắt
- doc Thuốc Minh Nhãn Khang - Tác dụng tăng cường thị lực
- doc Thuốc Midantin® - Điều trị bệnh nhiễm trùng do khuẩn
- doc Thuốc Mizollen® - Giảm các triệu chứng dị ứng
- doc Thuốc Mizolastine - Điều trị chứng viêm dị ứng mắt mũi hoặc chứng mày đay
- doc Thuốc Mivacurium chloride - Điều trị bệnh thần kinh
- doc Thuốc Mimosa - Điều trị mất ngủ
- doc Thuốc Milurit® 300mg - Điều trị bệnh gout
- doc Thuốc Miltefosine - Điều trị bệnh Leishmania gây ảnh hưởng đến da
- doc Thuốc Milrinone - Điều trị suy tim
- doc Thuốc Milnacipran - Tác dụng giảm đau
- doc Thuốc Milian - Có tác dụng sát khuẩn
- doc Thuốc Milgamma® Mono 150 - Điều trị viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường
- doc Thuốc Mikrofollin Forte® - Tác dụng ngừa thai
- doc Thuốc Miglustat - Tác dụng giảm đau
- doc Thuốc Miglitol - Điều trị bệnh tiểu đường
- doc Thuốc Midodrine - Điều trị bệnh hạ đường huyết
- doc Thuốc Midecamycin - Điều trị bệnh viêm phế quản
- doc Thuốc Midazolam - Tác dụng gây mê
- doc Thuốc Mictasol Bleu® - Điều trị tăng methemoglobin huyết
- doc Thuốc Microclismi® - Điều trị táo bón và làm sạch đường ruột
- doc Thuốc Micostat® - Thuốc kháng nấm
- doc Thuốc Miconazole - Điều trị về nấm
- doc Thuốc Micezym® - Phòng ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy
- doc Thuốc Micardis® - Điều trị cao huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ
- doc Thuốc Micafungin - Điều trị bệnh nhiễm trùng do nấm
- doc Thuốc Mibezisol® - Bổ sung kẽm giúp chóng phục hồi và giảm nguy cơ tiêu chảy
- doc Thuốc Mibezin® - Điều trị tiêu chảy và bổ sung kẽm cho trẻ em bị còi xương
- doc Thuốc Mianserin - Chống trầm cảm
- doc Thuốc MgB6 - Điều trị co giật, run rẩy, yếu cơ, buồn nôn