Văn bản (tt) Ngữ văn 10
Tiết trước chúng ta đã học bài Văn bản với đầy đủ kiến thức nội dung để các em cũng cố nội dung và vận dụng vào các bài học của mình. Thì hôm nay các bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng làm bài một cách tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt nội dung
1.1 Khái niệm
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
1.2 Đặc điểm
-
Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn
-
Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc
-
Văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
-
Văn bản có mục đích giao tiếp nhất định
1.3 Phân loại
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
2. Luyện tập
Câu 1: Đoạn văn sau đây có thể coi là một văn bản tóm tắt một câu chuyện (một văn bản tự sự). Hãy đọc và xác định : chủ đề của văn bản, sự liên kết giữa các câu.
Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đã biết nói. Một hôm đùa với con tự xưng là bố, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Trương buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường mà nói : “Bố đã đến kìa". Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa.
(Theo Nguyễn Đình Thi,
Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích)
Gợi ý trả lời:
-
Văn bản tóm tắt đã bao gồm những chi tiết quan trọng của truyện. Diễn biến theo trình tự câu chuyện. Các câu tạo nên một văn bản nhỏ vì có liên kết mạch lạc.
-
Về liên kết, chú ý đến các từ cùng trường nghĩa (bố, con, vợ, chàng, nàng), (lúc, khi, hôm, tối), các từ thay thế (nó, mình, đó)... Về mạch lạc, chú ý đến trình tự thời gian của các sự kiện, quan hệ nguyên nhân - kết quả của chúng,...
Câu 2: So sánh hai văn bản sau, xác định sự khác nhau về thể loại, về mục đích giao tiếp, về từ ngữ, về cách thức biểu hiện.
a. Sen : Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thom nhẹ, hạt dùng để ăn. Đầm sen. Mứt sen. Chè ựớp sen.
(Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988)
b.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Gợi ý trả lời:
-
Về thể loại : Văn bản (a) là văn xuôi, văn bản (b) là văn vần.
-
Về mục đích : Văn bản (a) nhằm cung cấp những hiểu biết về cây sen : nơi sống, hình dáng, cấu tạo và ích lợi của nó. Văn bản (b) lại có mục đích chính là qua hình tượng cây sen để ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của con người : trong môi trường xấu vẫn giữ được sự thanh khiết, trong sạch.
-
Về từ ngữ : Ở văn bản (a) dùng nhiều từ ngữ chỉ có một nghĩa nói về đời sống tự nhiên của cây sen. Ở văn bản (b), nhiều từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển (đẹp, bùn, hôi tanh, gần, mùi bùn).
-
Về cách thức biểu hiện : Văn bản (a) thuộc phong cách khoa học (một mục từ trong từ điển). Văn bản (b) thuộc phong cách nghệ thuật.
3. Kết luận
- Thông qua các bài luyện tập cho bài học Văn bản tiếp theo sẽ giúp các em nắm rõ hơn nội dung kién thức cũng như kỹ năng làm các dạng bài tập khác nhau.
- Để cho các em thấy được tầm quan trọng của văn bản đó cũng chính là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tham khảo thêm
- doc Tổng quan văn học Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- doc Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)
- doc Văn bản- Ngữ Văn 10
- doc Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
- doc Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
- doc Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- doc Lập dàn ý bài văn tự sự
- doc Uy- lít- xơ trở về (trích Ô -đi- xê - sử thi Hi Lạp)
- doc Ra- ma buộc tội (trích Ra- ma- ya- na- sử thi Ấn độ)
- doc Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- doc Tấm Cám Ngữ văn 10
- doc Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- doc Tam đại con gà (truyện cười) Ngữ văn 10
- doc Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10
- doc Ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10
- doc Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ văn 10
- doc Ca dao hài hước Ngữ văn 10
- doc Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái) Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10
- doc Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ văn 10
- doc Tỏ lòng (Thuật hoài) Ngữ văn 10
- doc Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10
- doc Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ngữ văn 10
- doc Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 10
- doc Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10
- doc Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn 10
- doc Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10
- doc Hứng trở về (Quy hứng) Ngữ văn 10
- doc Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10
- doc Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) Ngữ văn 10
- doc Trình bày một vấn đề Ngữ văn 10
- doc Lập kế hoạch cá nhân Ngữ văn 10
- doc Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10
- doc Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) Ngữ văn 10
- doc Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10
- doc Khe chim kêu (Điểu minh giản) Ngữ văn 10
- doc Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10