Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tong cuộc sống con người ta dùng nhiều phương tiện để giao tiếp nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức thông dụng và phổ biến nhất. Không có ngôn ngữ thì con người khó có thể hiểu và làm việc với nhau một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Để hiểu rõ hơn hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có tầm quan trọng như thế nào chúng ta cùng vào bài học Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Mục lục nội dung
1. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1. Khái niệm
Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, vê tình cảm, về hành động... Chính giao tiếp làm cho con người nâng cao hiểu biết, tiếp nhận được tri thức, thống nhất được hành động. Con người giao tiếp nhằm mục đích: nhận thức, tình cảm, hành động...
1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
- Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện).
→ Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác
1.3. Các nhân tố giao tiếp
Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố:
- Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai?
- Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
- Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?
- Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
- Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?
2. Luyện tập
Câu 1: Hãy làm rõ hoạt động giao tiếp trong quá trình đọc truyện của nhà văn Nam Cao
Gợi ý làm bài:
- Hoạt động giao tiếp diễn ra: Người đọc tác phẩm
- Hoạt động giao tiếp được tiến hành trong hoàn cảnh: ở lớp học
- Nội dung giao tiếp: Nội dung mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua câu chuyện tác giả viết nội dung thuộc về lĩnh vực văn học, về những tình tiết, sự kiện, cảm xúc àm tác giả tạo nên qua câu chuyện
- Mục đích: Thông qua câu chuyện, người đọc nắm được các cốt truyện, các chi tiết, lí giải được các sự việc tác giả đưa ra và rút ra bài học cho mỗi cá nhân trong cuộc sống...
- Phương tiện ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ văn chương.
- Cách thức giao tiếp: dùng văn phong cách ngôn ngữ nghệ thuật kết hợp với các phong cách ngôn ngữ khác (nếu có), cách viết rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
- Kết cấu văn bản: rõ ràng, có chương, mục, có tổ chức các sự việc, tình huống hợp lí.
Câu 2: Hãy làm rõ hoạt động giao tiếp trong quá trình đọc truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Gợi ý làm bài:
Các em có thể dựa vào các gợi ý sau để làm rõ vấn đề:
- Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người viết/ nói (tác giả hay người viết) với người đọc (người nghe hay độc giả)
- Hoạt động giao tiếp được tiến hành trong hoàn cảnh: ở nhà, ở lớp học, hay theo kế hoạch đọ sách của mỗi cá nhân...
- Nội dung giao tiếp: Nội dung mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua câu chuyện tác giả viết (nội dung thuộc về lĩnh vực văn học, về những tình tiết, sự kiện, cảm xúc àm tác giả tạo nên qua câu chuyện)
- Mục đích: Thông qua câu chuyện, người đọc nắm được các cốt truyện, các chi tiết, lí giải được các sự việc tác giả đưa ra và rút ra bài học cho mỗi cá nhân trong cuộc sống....
- Phương tiện và cách thức tổ chức:
- Phương tiện ngôn ngữ : sử dụng ngôn ngữ văn chương.
- Cách thức giao tiếp : dùng văn phong cách ngôn ngữ nghệ thuật kết hợp với các phong cách ngôn ngữ khác (nếu có), cách viết rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
- Kết cấu văn bản: rõ ràng, có chương, mục, có tổ chức các sự việc, tình huống hợp lí, lo gic....
3. Kết luận
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chi phối toàn bộ bởi nhân vật giao tiêp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích, phương tiện.
- Chung quy lại cũng để phục vụ cho quá trình trao đổi thông tin cho con người. như vậy ta mới thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp
Tham khảo thêm
- doc Tổng quan văn học Việt Nam
- doc Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)
- doc Văn bản- Ngữ Văn 10
- doc Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
- doc Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
- doc Văn bản (tt) Ngữ văn 10
- doc Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- doc Lập dàn ý bài văn tự sự
- doc Uy- lít- xơ trở về (trích Ô -đi- xê - sử thi Hi Lạp)
- doc Ra- ma buộc tội (trích Ra- ma- ya- na- sử thi Ấn độ)
- doc Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- doc Tấm Cám Ngữ văn 10
- doc Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- doc Tam đại con gà (truyện cười) Ngữ văn 10
- doc Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10
- doc Ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10
- doc Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ văn 10
- doc Ca dao hài hước Ngữ văn 10
- doc Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái) Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10
- doc Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ văn 10
- doc Tỏ lòng (Thuật hoài) Ngữ văn 10
- doc Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10
- doc Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ngữ văn 10
- doc Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 10
- doc Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10
- doc Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn 10
- doc Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10
- doc Hứng trở về (Quy hứng) Ngữ văn 10
- doc Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10
- doc Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) Ngữ văn 10
- doc Trình bày một vấn đề Ngữ văn 10
- doc Lập kế hoạch cá nhân Ngữ văn 10
- doc Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10
- doc Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) Ngữ văn 10
- doc Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10
- doc Khe chim kêu (Điểu minh giản) Ngữ văn 10
- doc Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10