Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng về luyện nói trong văn miêu tả có sử dụng kết hợp các yếu như quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 35 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

a. Nhân vật Kiều Phương:

- Tác giả đã miêu tả nhân vật Kiều Phương có giọng nói nhẹ nhàng, trìu mến, có lòng nhân hậu, tâm hồn trong sáng cùng với ngoại hình gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh.

- Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc

b. Người anh trai Kiều Phương thì có lòng đố kỵ với em gái, khi thấy em gái có tài năng thì ghen ghét, là người ích kỷ. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.

2. Soạn câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Dàn ý kể về người anh/ chị mình:

a. Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp.

b. Thân bài: Kể và tả chi tiết:

- Nói chi tiết về ngoại hình cùng với những nét nổi bật như đặc điểm về sở thích… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả).

- Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…).

- Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.

3. Soạn câu 3 trang 36 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Dàn ý tả một đêm trăng:

a. Mở bài: Giới thiệu chung về đêm trăng ấy.

b. Thân bài:

- Tả cảnh đêm trăng:

+ Khi mặt trời đã lặn dần và rồi đêm tối cũng đã bắt đầu kéo đến.

+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng.

+ Gió thổi mát rượi.

+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười.

+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung.

+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng.

+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình.

c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy.

4. Soạn câu 4 trang 36 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Dàn ý tả cảnh biển:

a. Mở bài: Giới thiệu cảnh em định tả (bình minh trên biển ở quê em).

b. Thân bài:

- Tả bao quát về cảnh biển ở quê hương em như thế nào?

- Tả cảnh chi tiết:

+ Nhìn những bãi cát cứ kéo dài trên biển, bị sóng biển vỗ vào bờ.

+ Mặt trời ló ra trên mặt biển như một quả bóng hồng.

+ Mặt biển nhuộm màu hồng trên từng ngọn sóng nhấp nhô nhưng nước biển lại có màu xanh lơ.

+ Thuyền đánh cá cập bãi, ngư dân bận rộn đem cá vào bờ.

+ Xa xa, rặng dừa dần dần hiện rõ trong nắng mai, tàu lá dừa vươn tay đón nắng.

+ Trên bờ, lưới đánh cá giăng phơi trải dài dưới nắng.

+ Mùi gió biển mặn nồng thoảng trong mùi lưới cá một vị tanh quen thuộc của làng chài. Đó chính là “mùi vị” của quê hương em, nơi em đã sinh ra và lớn khôn.

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của em trước cảnh bình minh của biển.

5. Soạn câu 5 trang 37 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:

+ Hình ảnh người dũng sĩ xuất hiện oai hùng khi có người cần giúp đỡ.

+ Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung.

+ Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu.

+ Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu.

+ Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM