Bài học Vật lý 7
Để giúp các em học tập tốt môn Vật lý lớp 7, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 30. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em nội dung tóm tắt lý thuyết từng bài học kèm theo đó là các ví dụ minh hoạ có hướng dẫn giải chi tiết, đầy đủ và phần luyện tập chung để các em ôn lại kiến thức.Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Vật lý 7
2. Hướng dẫn học hiệu quả Vật lý 7
2.1. Nắm chắc kiến thức sách giáo khoa
2.2. Chăm chú nghe giảng trên lớp
2.4. Giải thích hiện tượng vật lý
2.5. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống
2.6. Làm tốt bài tập cơ bản và nâng cao
3. Những lưu ý để học tốt Vật lý lớp 7
1. Giới thiệu bài học Vật lý 7
Khác với chương trình lớp 6, Vật Lý 7 tiếp tục đưa các em đến “chân trời mới” với quang học, âm học và điện học, nghe rất mới lạ phải không nào? Qua chương trình học này, các em sẽ không còn thắc mắc “Vì sao ta lại thấy chính mình trong gương?”, “Những cách nào chống ô nhiễm tiếng ồn?” cũng như “Làm sao để an toàn khi sử dụng điện?”.
Nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức và định hướng phương pháp học tập phù hợp, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống nội dung bài học Vật lý 7 theo chương trình SGK môn Vật lý lớp 7 gồm 3 chương với 30 bài học. Nội dung các bài học được trình bày khoa học nhằm tạo ra hứng thú cho học sinh đối với việc học tập môn Vật lí, những bài thực hành được soạn theo hướng mở rộng với nhiều hình thức phong phú, sinh động giúp các em lắm bắt nhanh các kiến thức đã học. Thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Vật lý 7
Vật lý là môn học không dễ. Để làm tốt bài tập, học sinh cần vận dụng đúng công thức, có thể kết hợp nhiều công thức khác nhau trong một bài. Tuy nhiên, nếu muốn học tốt môn này, các em có thể áp dụng một số diều dưới đây.
2.1. Nắm chắc kiến thức sách giáo khoa
Kiến thức trong sách giáo khoa luôn là kiến thức nền tảng cơ bản để các em học sinh có thể có những bước tiến cao hơn trong môn học này. Chính vì thế, trước khi tìm đến những bài tập vận dụng, các em cần nắm chắc các phần kiến thức này, phân biệt một cách tốt nhất những phần kiến thức giống nhau, khác nhau.
Đừng tìm hiểu thêm các kiến thức, công thức nâng cao trong khi chưa thực sử nắm vững các kiến thức đơn giản nhất trong sách giáo khoa. Trong đề thi hay đề kiểm tra, chủ yếu là các bài tập vận dụng kiến thức cơ bản, chỉ nắm chắc chúng là đã có thể đạt 7- 8 điểm. Công thức nâng cao có thể giúp các bạn làm được bài tập khó nhưng chúng chỉ chiếm 1- 2 điểm trong bài thi mà thôi.
2.2. Chăm chú nghe giảng trên lớp
Tập trung nghe giảng là điều bắt buộc các em lớp 7 cần phải thực hiện nếu muốn học tốt môn Vật lý. Lý do bởi vì môn học nhiều công thức, các công thức liên kết với nhau, nếu không nghe giảng các em sẽ khó hiểu bài. Mà khi không hiểu, phần kiến thức đó bị rỗng, kéo theo các bài tiếp theo cũng không hiểu vì nó liên quan với nhau. Lắng nghe là cách tốt nhất để hiểu bài ngay trên lớp.
2.3. Không giấu dốt
Nếu có phần nào không hiểu, học sinh nên hỏi lại giáo viên, anh chị, bố mẹ để họ giảng lại cho hiểu. Tuy nhiên, nhiều em không dám nói, sợ bị mọi người cho rằng mình học giốt, dễ thế cũng không hiểu, chậm hiểu thế,… Đó đều là những “nỗi sợ vô hình” do các em tự tạo ra mà thôi. Thầy cô và mọi người sẽ rất vui vẻ giảng lại phần không hiểu cho các bạn, họ không nghĩ nhiều như vậy đâu.
2.4. Giải thích các hiện tượng vật lý trong cuộc sống
Một nguyên nhân khiến học sinh không muốn học vật lý vì cho rằng nó không có tác dụng ghì ngoài việc lấy điểm cao cả, không ứng dụng được trong cuộc sống. Tuy nhiên, Vật lý là môn khoa học ứng dụng, xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, chỉ là các em không để ý mà thôi. Ví dụ: gương cầu lồi được bố trí ở các khúc cua hạn chế tầm nhìn, giải thích tại sao mùa đông có vài sợi tóc dựng đứng lên, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố lớn, tại sao nói chuyện trong phòng lớn hay nhà tầng tiến lại vang và khó nghe,…
2.5. Vận dụng kiến thức đã học trong cuộc sống
Như đã nói ở trên, Vật lý là môn khoa học ứng dụng nên chắc chắn nó sẽ được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Trong chương trình vật lý lớp 7, các bạn học sinh có thể tìm thấy các ứng dụng thực tế như sau: kính cận của những bạn bị cận, sốc điện trong cấp cứu bệnh nhân, vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện,…
2.6. Làm tốt các bài tập cơ bản và nâng cao
Muốn đạt điểm cao ở bất kỳ môn học nào cũng đòi hỏi học sinh phải chăm chỉ làm bài tập, môn Vật lý cũng vậy. Tất nhiên là làm càng nhiều bài tập, càng quen tay càng tốt. Quan trọng, nhất định phải làm hết bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập cơ bản. Nếu làm thành thạo các dạng bài tập đó, chắc chắn bài kiểm tra hay bài thi sẽ đặt điểm cao. Làm bài tập để biết được những dạng đề có trong bài thi.
3. Những lưu ý để học tốt Vật lý lớp 7
3.1. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả
Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.
3.2. Kiểm tra kỹ đáp án
Một bài tập vật lý ở mức độ trung bình đến khó có thể bao gồm nhiều phép toán. Sai sót xảy ra ở bất kì bước nào có thể khiến đáp án sai, do đó bạn phải chú ý kỹ các phép toán khi giải. Nếu có thời gian bạn nên kiểm tra kỹ đáp án để đảm bảo các phép toán được tính đúng.
3.3. Sử dụng nguồn lực hỗ trợ sẵn có
Bạn không nhất thiết phải một mình vượt qua một khóa học Vật lý khó- tùy vào điều kiện học tập, có rất nhiều cách để bạn tìm sự hỗ trợ. Tìm kiếm và sử dụng bất kì nguồn tài nguyên nào cần thiết để bạn có thể hiểu Vật lý rõ hơn. Mặc dù một số nguồn tài nguyên học tập yêu cầu phải trả phí, nhưng đa số các sinh viên đều có ít nhất vài lựa chọn miễn phí và dễ dàng tiếp cận. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể tìm sự hỗ trợ học vật lý:
- Giáo viên (hẹn gặp sau giờ học)
- Bạn bè (học nhóm hay cùng làm bài tập về nhà)
- Gia sư (tự thuê hoặc được trường học cung cấp theo chương trình đào tạo)
- Tài nguyên do bên thứ ba cung cấp (như sách bài tập vật lý, các trang web như Khan Academy, v.v...)
Tham khảo thêm
- Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học
- Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- Bài 28: TH: Đo CĐDĐ và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
- Bài 27: TH: Đo CĐDĐ và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Bài 9: Tổng kết chương 1: Quang học
- Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Bài 25: Hiệu điện thế
- Bài 8 : Gương cầu lõm
- Bài 24: Cường độ dòng điện
- Bài 7: Gương cầu lồi