Lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học

Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta củng cố lại nội dung chính của chương III Điện Học. Ôn tập và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan. Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học. Chúc các em học tốt!

Lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Có thể nhiễm điện cho các vật bằng cách cọ xát

  • Thước nhựa (bị) nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.

  • Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát.

1.2. Có hai loại điện tích

- Điện tích âm ( – ) và điện tích dương ( + )

  • Tương tác giữa các điện tích : cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

  • Tương tác giữa các vật mang điện : cùng tên gọi thì đẩy nhau, khác tên gọi thì hút nhau.

Sự tương tác giữa các điện tích

1.3. Vật nhiễm điện

Vật nhiễm điện dương thì mất bớt êlectrôn, vật nhiễm điện âm thì nhận thêm êlectrôn.

1.4. Dòng điện, nguồn điện 

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện để các dụng cụ đó hoạt động bình thường.

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực âm (-) và cực dương (+).

Pin

- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn.

Mạch điện

1.5. Các vật dẫn điện và cách điện.

 - Chất dẫn điện ⇒ cho dòng điện đi qua.

  • Ví dụ: Đồng, bạc, sắt, dung dịch axit...

    - Chất cách điện ⇒ không cho dòng điện đi qua.

  • Ví dụ: Sứ, thủy tinh, nhựa...

- Trong kim loại các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại và được gọi là electron tự do ⇒ Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

1.6. Các tác dụng của dòng điện

  • Tác dụng nhiệt.

  • Tác dụng từ.

  • Tác dụng phát sáng.

  • Tác dụng hoá học.

  • Tác dụng sinh lí.

1.7. Vật nhiễm điện

Vật nhiễm điện là Ampe (kí hiệu là A), Hiệu điện thế là Vôn ( kí hiệu là V). 

1.8. Cách mắc mạch điện

Có hai cách mắc mạch điện là mắc nối tiếp và mắc song song.

1.9. Công thức trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song

- Mắc nối tiếp

  • Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện:  \(I_1=I_2=I_3\)

  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn:  \(U=U_1+U_2\)

Mạch điện mắc nối tiếp

- Mắc song song: 

  • Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ:  \(I=I_1+I_2\)

  • Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là như nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:  \(U=U_1=U_2\)

Mạch điện mắc song song

1.10. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

  • Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V

  • Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

  • Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây “lạnh”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất vào mạng điện dân dụng và các thiệt bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

  • Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm ngay cách  ngắt nggay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Xác định mạch có bóng đèn sáng

Trong bốn thí nghiệm được bố trí như hình 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng?

Sơ đồ mạch điện

Hướng dẫn giải

Mạch điện kín gồm các vật dẫn điện mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào hai cực của nguồn điện. 

⇒ Thí nghiệm hình 30.3c) tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.

2.2. Dạng 2: Xác định chiều dòng điện

Trong các sơ đồ mạch điện hình 30.2 , sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?

Hướng dẫn giải

Sơ đồ 30.2c) có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện: đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện trong mạch điện kín.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Có năm nguồn điện loại 1,5V; 3V; 6V; 9V; 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất? Vì sao?

Câu 2: Đồng hồ điện tử (dùng pin, có kim quay) hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

Câu 3: Vì sao dây điện thường dùng để mắc đèn, quạt… phải tách riêng hai lõi?

Câu 4: Người bị điện giật là do tác dụng nào của dòng điện?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất?

A. 0,7A       B. 0,60A       C. 0,45A       D. 0,48A

Câu 2: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

A. ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.

B. nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian.

C. ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.

D. nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

Câu 3: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

B. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân ở giữa mang điện tích dương.

C. Electron có thể bị hạt nhân nguyên tử đẩy ra ngoài để trở thành electron tự do.

D. Các electron không đứng yên mà chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

Câu 4: Khi cọ xát một thanh sắt với len, dạ, nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Sau khi cọ xát, thanh sắt nhiễm điện dương.

B. Sau khi cọ xát, thanh sắt nhiễm điện âm.

C. Sau khi cọ xát, mảnh len dạ nhiễm điện dương.

D. Sau khi cọ xát, thu được hai vật trung hòa về điện.

4. Kết luận

Qua bài giảng Tổng kết chương III: Điện Học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 3.

  • Vận dụng được một cách tổng hợpcác kiến thức đã học để giải quyết các vấn  đề ( Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM