Lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện

Các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng như yêu cầu cần có? Để trả lời câu hỏi này, eLib xin chia sẻ bài học về sơ đồ mạch điện và chiều dòng điện thuộc chương trình SGK Vật lý lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sơ đồ mạch điện 

a) Ký hiệu của một số bộ phận mạch điện

- Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện.

  • Ví dụ: Sử dụng các ký hiệu trên, hãy vẽ sơ đồ mạch điện.

Sơ đồ mạch điện

- Từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.

- Có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận trong cùng một mạch điện đơn giản. 

1.2. Chiều dòng điện

- Quy ước: Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn điện.

  • Hình vẽ 1.2: Một mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn và 1 công tắc có chiều mũi tên chỉ chiều của dòng điện.

Lưu ý:

  • Chiều chuyển động của các electron ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.
  • Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.
  • Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và cứ thế thay đổi luân phiên.
  • Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau (hình 1.3).
  • Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau (hình 1.4).

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Nhận xét về chiều dòng điện

Xem hình 20.4 và so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyến có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại.

  • Electron tự do trong kim loại dịch chuyển về phía cực dương của nguồn.
  • Dòng điện trong mạch có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng điện tới cực âm của nguồn điện.

Hướng dẫn giải

  • Electron tự do trong kim loại dịch chuyển về phía cực dương của nguồn.
  • Dòng điện trong mạch có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng điện tới cực âm của nguồn điện.

2.2. Dạng 2: Vẽ sơ đồ mạch điện

Sử dụng các kí hiệu trên đây, hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 19.3 theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện như trên hình này.

Hướng dẫn giải

Ta thấy mạch điện gồm: 2 pin nối tiếp: 1 công tắc ở vị trí ngắt, 1 bóng đèn.

Sơ đồ mạch điện được vẽ như sau:

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Sơ đồ của mạch điện là gì?

Câu 2: Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi : ''Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện''. Vì sao?

Câu 3: Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là dòng điện gì?

Câu 4: Nêu quy ước về hiều dòng điện.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Điền vào chỗ trống: Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các......trong dây dẫn kim loại.

A. hạt nhân nguyên tử

B. êlectron tự do

C. êlectron mang điện tích âm

D. proton mang điện tích dương

Câu 2: Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:

A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.

B. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).

C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

Câu 3: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:

A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.

B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. Dịch chuyển của các electron.

D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.

Câu 4: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều:

A. không xác định       B. của dây dẫn điện

C. thay đổi        D. không đổi

4. Kết luận

Qua bài giảng Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Vẽ được sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ, hoặc ảnh chụp của mạch  điện thật) loại đơn giản.

  • Mắc được một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.

  • Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. 

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM