Lý 7 Bài 10: Nguồn âm
Hằng ngày, chúng ta vẫn thường nghe tiếng cười nói vui vẻ, tiếng đàn nhạc du dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng ồn ào ngoài đường phố… Chúng ta sống trong thế giới âm thanh. Vậy âm thanh ( gọi tắt là âm) được tạo ra như thế nào? Làm thế nào để nhận biết được âm thanh? Mời các em cùng nhau tìm hiểu qua bài học nhé.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhận biết nguồn âm :
- Nguồn âm là những vật phát ra âm .
- Những nguồn âm thường gặp :
-
Các nguồn âm tự nhiên: tiếng sấm, tiếng thác đổ…
-
Các nguồn âm nhân tạo: tiếng đàn, tiếng động cơ...
1.2. Đặc điểm chung của nguồn âm
a) Thí nghiệm
⇒ Sự rung động của dây cao su được gọi là sự dao động
b) Kết luận
-
Dao động là sự rung động qua lại quanh vị trí cân bằng
-
Khi phát ra âm các vật đều dao động
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Tìm cách kiểm tra dao động của cột khí
Nếu em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột khí dao động không?
Hướng dẫn giải:
Có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách dán vải tua giấy mỏng vào miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung rung.
2.2. Dạng 2: Tìm bộ phận nào dao động phát ra âm
Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết?
Hướng dẫn giải:
Có thể chọn hai nhạc cụ sau:
- Đàn ghi ta: bộ phận dao động phát ra âm thanh là dây đàn.
- Trống: bộ phận dao động phát ra âm là mặt trống.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Khi gảy vào dây đàn đàn ghita thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là gì?
Câu 2: Ta nghe được tiếng nói của diễn viên trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
Câu 3: Ban đêm vắng lặng, ta có thể nghe tiếng vo ve của muỗi. Tiếng này phát ra từ miệng của nó hay là do một bộ phận nào khác phát ra?
Câu 4: Hãy giải thích tại sao cũng là rót nước từ ấm vào cốc nhưng khi rót từ trên cao xuống thì có âm thanh phát ra, còn để vòi ấm thật thấp (sát với về mặt đáy cốc khi cốc chưa có nước hoặc sát bề mặt nước trong cốc khi cốc đã có nước) thì không có âm phát ra?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:
A. luồng gió B. luồng gió và lá cây
C. lá cây D. thân cây
Câu 2: Lựa chọn phương án đúng?
Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm thanh phát ra thì:
A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.
B. Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy được.
C. Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
Câu 3: Khi ta đang nghe đài thì:
A. màng loa của đài bị nén lại B. màng loa của đài bị bẹp lại
C. màng loa của đài dao động D. màng loa của đài bị căng ra
Câu 4: Chuyển động như thế nào gọi là dao động?
A. Chuyển động theo một đường tròn.
B. Chuyển động của vật được ném lên cao.
C. Chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần theo hai chiều quanh một vị trí.
D. Cả 3 dạng chuyển động trên
4. Kết luận
Qua bài giảng Nguồn âm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
-
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong thực tế đời sống
Tham khảo thêm
- doc Vật lý 7 Bài 11: Độ cao của âm
- doc Vật lý 7 Bài 12: Độ to của âm
- doc Lý 7 Bài 13: Môi trường truyền âm
- doc Lý 7 Bài 14: Phản xạ âm- Tiếng vang
- doc Vật lý 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
- doc Lý 7 Bài 16: Tổng kết chương II Âm Học