Toán 6 Chương 2 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

Elib đã biên soạn và tổng hợp để giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Quy tắc dấu ngoặc. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, kèm theo đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em hiểu bài hơn. Mời các em cùng theo dõi.

Toán 6 Chương 2 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy tắc dấu ngoặc

  • Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-“ và dấu “-“ thành dấu “+”.
  • Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngược vẫn giữ nguyên.

Ví dụ 1: Tính nhanh

a) 324 + [112 + (112 + 324)]

b) (-257) – [(-257 + 156) – 56].

Hướng dẫn giải

a) 324 + [112 + (112 + 324)]

= 324 + [112 – 112 – 324]

= 324 – 324

= 0

b) (-257) – [(-257 + 156) – 56]

= -257 – (-257 + 156) + 56

= -257 + 257 – 156 + 56

= -100

1.2. Tổng đại số.

- Vì phép trừ có thể diễn tả thành phép cộng (cộng với số đối của số trừ) nên một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.

- Khi viết một tổng đại số, để cho đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng (với số đối), ta có thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc. Chẳng hạn:

5 + (-3) – (-6) – (+7) = 5 + (-3) + (+6) + (-7) = 5 – 3 + 6 – 7.

- Nhờ các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc ta có các kết luận sau:

  • Trong một tổng đại số, ta có thể: Thay đổi tuỳ ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.

Chẳng hạn:

a – b – c = -b + a – c = -b – c + a

97 – 150 – 47 = 97 – 47 – 150 = 50 – 150 = - 100.

  • Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “-“ thì phải dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Chẳng hạn:

a – b – c = (a – b) – c = a – ( b + c)

284 – 75 – 25 = 284 – (75 + 25) = 284 – 100 = 184.

Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể có thể nói gọn tổng đại số là tổng.

Ví dụ 2: Đơn giản biểu thức

a. x + 25 + (-17) + 63

b. (-75) – (p+20) + 95

Hướng dẫn giải

a. x + 25 + (-17) + 63 = x + 71

b. (-75) – (p+20) + 95 = - p

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a. (18 + 29) + ( 158 – 18 – 29)

b. (13 -135 +49) –(13 +49)

Hướng dẫn giải

a. (18 + 29) + ( 158 – 18 – 29)

=158

b. (13 -135 +49) –(13 +49)

=-135

Câu 2: Tính giá trị của các biểu thức: x + b + c, biết:

a.  x = -3, b = -4, c =2

b. x = 0, b = 7, c = -8

Hướng dẫn giải

a. x + b + c = (-3) + (-4) + 2 = (-7) + 2 = -5

b. x + b + c = 0 + 7 + (-8) = -1

Câu 3: Tính tổng

a. (-24) + 6 + 10 + 24

b. 15 + 23 + (-25) + (-23)

Hướng dẫn giải

a. (-24) + 6 + 10 + 24 = 16

b. 15 + 23 + (-25) + (-23) = -10

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Cây 1: Tính nhanh các tổng sau:

a) (5674-97) - 5674

b) (-1075) - (29 - 1075)

Câu 2: Tính

a) (18 + 29) + (158 - 18 - 29)

b) (13 - 135 + 49) - (13 + 49)

c) (-24) + 6 + 10 + 24

d) 15 + 23 + (-25) + (-23)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đơn giản biểu thức x + 1982 + 172 + (-1982) - 162 ta được kết quả là:

A. x - 10     

B. x + 10     

C. 10     

D. x

Câu 2: Tổng (-43567 - 123) + 43567 bằng:

A. -123     

B. -124     

C. -125     

D. 87011

Câu 3: Kết quả của phép tính (-98) + 8 + 12 + 98 là:

A. 0     

B. 4     

C. 10     

D. 20

Câu 4: Chọn câu đúng:

A. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = 20     

B. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = -20

C. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = 30     

D. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = -10

Câu 5: Đơn giản biểu thức 235 + x - (65 + x) + x ta được:

A. x + 170     

B. 300 + x     

C. 300 - x     

D. 170 + 3x

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm vững quy tắc dấu ngoặc.
  • Định nghĩa tổng đại số.
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM