Toán 6 Chương 2 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng do eLib tổng hợp và biên soạn dưới đây. Bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Cộng hai số nguyên khác dấu, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tính (-273) + 55
Hướng dẫn giải
(-273) + 55
= - (273 - 55) (vì 273 > 55)
= -218
Câu 2: Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh vào buổi sáng là 30C, buổi chiều cùng ngày đã giảm 50C. Hỏi nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó là bao nhiêu độ C?
Hướng dẫn giải
Giảm 50C có nghĩa là tăng -50C, nên ta cần tính: (+3) + (-5) = ?
(+3) + (-5) = -2
Câu 3: Tính và so sánh kết quả của
a. 37 + (-27) và (-27) + 37
b. 16 + (-16) và (-105) + 105
Hướng dẫn giải
a. 37 + (-27) và (-27) + 37
37 + (-27) = 10
(-27) + 37 = 10
37 + (-27) = (-27) + 37
b. 16 + (-16) và (-105) + 105
16 + (-16) = 0
(-105) + 105 = 0
16 + (-16) = (-105) + 105
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Viết hai số tiếp theo của mỗi dãy số sau
a. -4, -1, 2,... (số hạng sau lớn hơn số hạng trước 3 đơn vị)
b. 5, 1, -3,.... (số hạng sau nhỏ số hạng trước 4 đơn vị)
Câu 2: Tính giá trị của biểu thức
a. a + (-25), biết a = -15
b. (-87) + b, biết b = 13
Câu 3: Viết số (-17) thàng tổng của hai số nguyên
a. Cùng dấu
b. Cùng dấu và giá trị tuyệt đối của mỗi số đều lớn hơn 5
c. Khác dấu và giá trị tuyệt đối của mỗi số đều nhỏ hơn 20.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phát biểu sai?
A. Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0
B. -5 + 4 = -1
C. Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 1
D. |-5| -|-12| = -7
Câu 2: Giá trị của của biểu thức: (-40) + (-5) + 15 là:
A. -30
B. -20
C. 60
D. 50
Câu 3: Tìm x, biết rằng x + (-5) = -16
A. 21
B. 11
C. -21
D. -11
Câu 4: Tìm số nguyên a biết rằng a nhỏ hơn 2 năm đơn vị
A. -2
B. -3
C. -4
D. -5
Câu 5: Nhà toán học Py-ta-go sinh năm 570 trước Công nguyên. Nhà toán học Việt Nam Lương Thế Vinh sinh sau Py-ta-go 2011 năm. Vậy ông Lương Thế Vinh sinh năm nào?
A. -1441
B. 1144
C. 1441
D. -1144
4. Kết luận
Qua bài giảng Cộng hai số nguyên khác dấu này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
- Nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
- Vận dụng quy tắc làm được 1 số bài tập liên quan đến cộng hai số nguyên khác dấu
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 2: Tập hợp các số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 9: Quy tắc chuyển vế
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 12: Tính chất của phép nhân
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 13: Bội và ước của một số nguyên