Toán 6 Chương 2 Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
eLib xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng dưới đây. Bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Tính chất của phép cộng các số nguyên, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính chất giao hoán
Phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán, nghĩa là:
a + b = b + a
1.2. Tính chất kết hợp
Tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên
(a + b) + c = a + (b + c)
Chú ý: Kết quả trên còn gọi là tổng của ba số a, b, c và viết a + b + c. Tương tự, ta có thể nói đến tổng của bốn, năm,...số nguyên. Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tuỳ ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng một cách tuỳ ý bằng các dấu (), [], {}.
1.3. Cộng với số 0
a + 0 = 0 + a = a
1.4. Cộng với số đối
Số đối của số nguyên a được kí hiệu là -a. Khi đó số đối của (-a) cũng là a, nghĩa là: -(-a) = a. Rõ ràng:
- Nếu a là số nguyên dương thì -a là số nguyên âm, chẳng hạn a = 3 thì -a = -3.
- Nếu a là số nguyên âm thì -a là số nguyên dương, chẳng hạn a = -5 thì -a = -(-5) = 5 (vì 5 là số đối của -5)
Số đối của số 0 vẫn là 0, nên - 0 = 0
⇒ Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0.
a + (-a) = 0
Ngược lại, nếu tổng của hai số nguyên bằng 0 thì chúng là hai số đối nhau:
Nếu a + b = 0 thì b = -a và a = -b.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tính: 248 + (-12) + 2064 + (-236)
Hướng dẫn giải
248 + (-12) + 2064 + (-236)
= 248 + 2064 + [(-12) + (-236)]
= 248 + 2064 + (-248)
= [248 + (-248)] + 2064
= 2064
Câu 2: Tìm tổng tất cả các số nguyên x thoả mãn: -6 < x < 5
Hướng dẫn giải
x = -5, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4
ĐS: -5 (vì các số còn lại là từng cặp đối nhau và số 0)
Câu 3: Chiếc diều của bạn Sơn bay ở độ cao 7 mét (so với mặt đất). Sau một lúc, độ cao của chiếc diều tăng thêm 3 mét, rồi sau đó lại giảm đi 4 mét. Hỏi chiếc diều của độ cao bao nhiêu mét (so với mặt đất) sau hai lần thay đổi độ cao?
Hướng dẫn giải
7 + 3 + (-4) = 6 (mét)
ta cũng có thể tính: (7 + 3) - 4 = 6 mét
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Tính 5 + (-7) + 9 + (-11) + 13 + (-15)
Câu 2: Tính các tổng: (-17) + 5 + 8 +17
Câu 3: Rút gọn biểu thức sau: -11 + y + 7
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phát biểu sai trong các câu sau?
A. Tính chất của phép công các số nguyên gồm: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối
B. a + 0 = 0
C. a + b = b + a
D. a + (-a) = 0
Câu 2: Tính tổng của tất cả các số nguyên x, biết -4 < x < 4
A. 3
B. -1
C. 1
D. 0
Câu 3: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Nếu tổng hai số tự nhiên bằng 0 thì cả hai số tự nhiên đó đều bằng 0
B. Nếu tổng hai số nguyên bằng 0 thì cả hai số nguyên đó đều bằng 0
C. Tổng của nhiều số nguyên âm cũng là một số nguyên âm có giá trị tuyệt đối bằng tổng các giá trị tuyệt đối của các số đó
D. Tổng hai số đối luôn bằng 0
Câu 4: Cho x = 5, y = -7. Tính |x+y| -x
A. -3
B. -4
C. 3
D. 4
Câu 5: Tính giá trị của biểu thức sau:185 + (-300) +315
A. 800
B. -200
C. 200
D. 300
Câu 6: Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 5 là
A. 1
B. -1
C. 2
D. 0
4. Kết luận
Qua bài giảng Cộng hai số nguyên khác dấu này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
- Nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
- Vận dụng quy tắc làm được 1 số bài tập liên quan đến cộng hai số nguyên khác dấu
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 2: Tập hợp các số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 9: Quy tắc chuyển vế
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 12: Tính chất của phép nhân
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 13: Bội và ước của một số nguyên