Toán 6 Chương 2 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Nhân hai số nguyên cùng dấu do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, thêm vào đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm được các dạng bài tập ở phần này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhân hai số nguyên dương
Ta đã biết nhân hai số nguyên dương (hai số tự nhiên khác 0).
Ví dụ 1: 12 . 3 = 36
1.2. Nhân hai số nguyên âm
Quy tắc: Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ví dụ 2: (-4) . (-25) = 4 . 25 = 100
Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
1.3. Kết luận
- a . 0 = 0 . a = 0
- Nếu a, b cùng dấu thì a . b = |a| . |b|
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) (-15).(-4)
b) (-20).(-6)
c) 20.7
Hướng dẫn giải
a) (-15).(-4) = 15. 4 = 60
b) (-20).(-6) = 20. 6 = 120
c) 20.7 = 140
Câu 2: So sánh
a) (-14).(-10) và 7.20
b) (-81).(-8) và 10.24
Hướng dẫn giải
a) (-14).(-10) = 14. 10 = 140
7.20 = 140
Vậy (-14).(-10) = 7.20
b) (-81).(-8) = 81. 8 = 648
10.24 = 240
Vì 648 > 240 nên (-81).(-8) > 10.24
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: So sánh
a. (-9) . (-8) với 0
b. (-12) . 4 với (-2) . (-3)
c. (+20) . (+8) với (-19) . (-9)
Câu 2: Tính giá trị của biểu thức, với x = -4, y =-3
a. (-15)x + (-7)y
b. (315 - 427)x + (46 - 89)y
Câu 3: So sánh
a. (-14) (-10) với 7 .20
b. (-81) (-8) với 10 .24
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tính (-42).(-5) được kết quả là:
A. -210
B. 210
C. -47
D. 37
Câu 2: Chọn câu đúng
A. (-20).(-5) = -100
B. (-50).(-12) = 600
C. (-18).25 = -400
D. 11.(-11) = -1111
Câu 3: Chọn câu sai:
A. (-19).(-7) > 0
B. 3.(-121) < 0
C. 45.(-11) < -500
D. 46.(-11) < -500
Câu 4: Khi x = 12, giá trị của biểu thức (x - 8).(x + 7) là số nào trong bốn số sau:
A. -100
B. 100
C. -96
D. -196
Câu 5: Trong các khẳng định sau khẳng định đúng là:
A. Nếu a.b > 0 thì a và b là hai số nguyên dương
B. Nếu a.b > 0 thì a và b là hai số nguyên âm
C. Nếu a.b = 0 thì a = 0 và b = 0
D. Nếu a.b < 0 thì a và b là hai số nguyên khác dấu
4. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Biết nhân hai số nguyên dương.
- Biết nhân hai số nguyên âm.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 2: Tập hợp các số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 9: Quy tắc chuyển vế
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 12: Tính chất của phép nhân
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 13: Bội và ước của một số nguyên