Toán 8 Chương 3 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác
Với bài học này chúng ta sẽ cùng làm quen và tìm hiểu về một số bài toán liên quan đến Tính chất đường phân giác của tam giác
Mục lục nội dung
Toán 8 Chương 3 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định lí
* Đường phân giác trong của một tam giác chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề với hai đoạn ấy.
* Đường phân giác ngoài tại một đỉnh của tam giác chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề với hai đoạn thẳng ấy.
DBDC=ABACEBEC=ABAC
Như vậy, chân các đường phân giác trong và phân giác ngoài của một góc tại một đỉnh của tam giác là các điểm chia trong và chia ngoài cạnh đối diện theo tỉ số bằng tỉ số của hai cạnh bên tương ứng.
DBDC=EBEC=ABAC.
1.2. Chú ý
Định lí vẫn đúng với đường phân giác của góc ngoài của tam giác
AE' là phân giác của góc BAx ( AB ≠ AC )
Ta có: ABAC=E′BE′C hay E′BAB=E′CAC
2. Bài tập minh họa
2.1. Bài tập 1
Xem hình 23a.
a) Tính xy
b) Tính x khi y=5
Hướng dẫn giải
a) Áp dụng tính chất đường phân giác của tam giác vào ΔABC, phân giác AD ta có:
ABAC=BDDC⇒3,57,5=xy⇒xy=715
b) Khi y=5
⇒x=5.715=73
2.2. Bài tập 2
Tính x trong hình 24 và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất.
a) b)
Hướng dẫn giải
a) AD là tia phân giác góc A của ∆ABC (gt) nên áp dụng tính chất của đường phân giác trong tam giác ta có:
BDAB=DCAC
⇒DC=BD.ACAB=3,5.7,24,5
⇒x=5,6
b) PQ là đường phân giác góc P của ∆PMN (gt) nên
MQMP=NQNP (tính chất đường phân giác của tam giác)
Hay MQ6,2=x8,7
Có: MN=MQ+x=12,5
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
⇒x8,7=MQ6,2=x+MQ8,7+6,2=12,514,9
⇒x=12,5.8,714,9≈7,3
2.3. Bài tập 3
Tam giác ABC có độ dài các cạnh AB=m,AC=n và AD là đường phân giác. Chứng minh rẳng tỉ số diện tích tam giác ABD và diện tích tam giác ACD bằng mn.
Hướng dẫn giải
Kẻ AH⊥BC
Ta có:
SABD=12AH.BD
SACD=12AH.DC
⇒SABDSACD=12AH.BD12AH.DC=BDDC
Mặt khác: AD là đường phân giác của ∆ABC (gt)
⇒BDDC=ABAC=mn (tính chất đường phân giác của tam giác)
Vậy SABDSACD=mn (điều phải chứng minh).
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Tam giác ABC có AB=15cm,AC=20cm, BC=25cm. Đường phân giác góc BAC cắt cạnh BC tại D (h.14)
a) Tính độ dài đoạn thẳng DB và DC.
b) Tính tỉ số diện tích của hai tam giác ABD và ACD.
Câu 2: Tam giác ABC có các đường phân giác AD,BE và CF (h15).
Chứng minh rằng:
DBDC.ECEA.FAFB=1
Câu 3: Tam giác cân BAC có BA=BC=a,AC=b. Đường phân giác góc A cắt BC tại M, đường phân giác góc C cắt BA tại N (h16).
a) Chứng minh rằng: MN//AC.
b) Tính MN theo a,b.
Câu 4: Tam giác ABC có AB=12cm,AC=20cm, BC=28cm. Đường phân giác góc A cắt BC tại D. Qua D kẻ DE//AB (E thuộc AC) (h17).
a) Tính độ dài đoạn thẳng BD,DC và DE.
b) Cho biết diện tích tam giác ABC là S, tính diện tích các tam giác ABD,ADE và DCE.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho tam giác ABC.Tia phân giác trong của góc A cắt BC tại D.Cho AB=6, AC=x,BD=9, BC=21.Hãy chọn kết quả đúng về độ dài x:
A. x=14
B. x=12
C. x=8
D. Một kết quả khác
Câu 2: Cho tam giác ABC có AD là phân giác ngoài của góc A.D thuộc đường thẳng BC.Các dữ kiện được cho trên hình.Số đo nào sau đây là độ dài của đoạn CD
A. DC=10
B. DC=15
C. DC=6
D. DC=8
Câu 3: Tam giác ABC có cạnh AB=15cm, AC=20cm, BC=25cm.Đường phân giác góc BAC cắt cạnh BC tại D.Vậy độ dài DB là:
A. 10
B. 1057
C. 14
D. 1427
Câu 4: Tam giác ABC có AB=15cm,AC=20cm,BC=25cm.Đường phân giác góc BAC cắt BC tại D.Vậy tỉ số diện tích của hai tam giác ABD và ACD là:
A. 14
B. 12
C. 34
D. 13
Câu 5: Độ dài các cạnh tam giác BAC tỉ lệ với 2:3:4.BD là phân giác trong ứng với cạnh ngắn nhất AC,Chia AC thành hai đoạn AD và CD.Nếu độ dài AC là 10, thế thì độ dài của đoạn thẳng dài hơn trong hai đoạn AD và CD là:
A.3,5
B.5
C. 407
D.6
4. Luyện tập
Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:
- Biết được tính chất đường phân giác của tam giác
- Vận dụng tính chất đường phân giác trong tam giác để:
- Tính độ dài của đoạn thẳng
- Lập dãy tỉ số đoạn thẳng bằng nhau
Tham khảo thêm
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 1: Định lí Ta-lét trong tam giác
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 8: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
- doc Toán 8 Ôn tập chương 3: Tam giác đồng dạng