Toán 8 Chương 3 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
Với bài học này chúng ta sẽ cùng đến với bài Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét - Luyện tập. Bài học này sẽ giúp các em củng cố và luyện tập nhiều hơn về định lí Thales và hệ quả.
Mục lục nội dung
Toán 8 Chương 3 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định lí đảo
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh một tam giác và định ra trên hai cạnh ấy những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.
1.2. Hệ quả của định lí Talet
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh còn lại của một của một tam giác và song song với các cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh còn lại của tam giác đã cho.
2. Bài tập minh họa
2.1. Bài tập 1
Tam giác ABC có AB=6cm; AC=9cm.
Lấy trên cạnh AB điểm B′, trên cạnh AC điểm C′ sao cho AB′=2cm; AC′=3cm (h8)
1) So sánh các tỉ số AB′AB và AC′AC.
2) Vẽ đường thẳng a đi qua B′ và song song với BC, đường thẳng a cắt AC tại điểm C″.
a) Tính độ dài đoạn thẳng AC″.
b) Có nhận xét gì về C′ và C″ và về hai đường thẳng BC và B′C′?
Hướng dẫn giải
1)
AB′AB=26=13AC′AC=39=13⇒AB′AB=AC′AC
2)
a) Vì B′C″//BC , theo định lí Ta-lét ta có:
AB′AB=AC″AC=13
⇒AC″=13AC=13.9=3cm
b) Ta có: AC′=AC″=3cm⇒C′≡C″
Do C′≡C″⇒B′C′≡B′C″ nên B′C′//BC
2.2. Bài tập 2
Quan sát hình 9.
a) Trong hình đã cho có bao nhiêu cặp đường thẳng song song với nhau?
b) Tứ giác BDEF là hình gì?
c) So sánh các tỉ số ADAB;AEAC;DEBC và cho nhận xét về mối liên hệ giữa các cặp cạnh tương ứng của hai tam giác ADE và ABC.
Hướng dẫn giải
a) Ta có:
ADAB=33+6=39=13AEAC=55+10=515=13⇒ADAB=AEAC
Theo định lí Ta- lét đảo thì DE//BC
CECA=1010+5=1015=23CFCB=1414+7=1421=23⇒CECA=CFCB
Theo định lí Ta-lét đảo thì EF//AB
Trong hình vẽ đã cho có 2 cặp đường thẳng song song với nhau.
b) Tứ giác BDEF có BD//EF;DE//BF nên BDEF là hình bình hành.
c) Vì BDEF là hình bình hành nên DE=BF=7 (Tính chất hình bình hành).
Ta có: DEBC=77+14=13
Do đó: ADAB=AEAC=DEBC=13
Nhận xét: Hai tam giác ADE và ABC có các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho tam giác ABC có cạnh BC=a. Trên cạnh AB lấy các điểm D và E sao cho AD=DE=EB. Từ D,E kẻ các đường thẳng song song với BC, cắt cạnh AC theo thứ tự tại M,N (h.5)
Tính theo a độ dài của các đoạn thẳng DM và EN.
Câu 2: Hình 7 cho biết tam giác ABC vuông tại A, MN//BC,AB=24cm, AM=16cm, AN=12cm. Tính độ dài x,y của các đoạn thẳng NC và BC.
Câu 3: Hình thang ABCD(AB//CD) có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O (h.8).
Chứng minh rằng: OA.OD=OB.OC.
Câu 4: Cho hình thang ABCD(AB//CD). Đường thẳng song song với đáy AB cắt các cạnh bên và các đường chéo AD,BD,AC và BC theo thứ tự tại các điểm M,N,P,Q (h.9)
Chứng minh rằng MN=PQ.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho tam giác ABC có trọng tâm G.A',B', C' là trung điểm của BC,CA ,AB.Phát biểu nào sau đây sai.
A. GA và GN tỉ lệ với GA' và GB'
B. GA và GA' tỉ lệ với AC và B'C
C. GB' và GC' tỉ lệ với GB và GA
D. Đường cao AH của tam giác ABC và đường cao GD của tam giác GBC tỉ lệ với AA'và GA'.
Câu 2: Cho M và N là hai điểm lần lượt thuộc hai cạnh AB và AC của tam giác ABC.Biết MN=6cm,AM=3cm,MB=5cm,AC=16cm,Cn=10cm. Độ dài của cạnh là:
A. BC=10cm
B. BC=9cm
C. BC=16cm
D. Một kết quả khác
Câu 3: Cho tam giác ABC,M và N là hai điểm lần lượt thuộc cạnh AB, AC.Biết AM=2cm,MB=5cm,AN=3,2cm,NC=8cm,BC=14cm.Độ dài đoạn thẳng MN là:
A. MN=5,6cm
B. MN=4cm
C. MN=8cm
D. MN=5,2cm
Câu 4: Tính x trong hình vẽ bên:
A. x=4,5
B. x=3
C. x=2
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 5: Cho các số liệu như hình, AF và CD được tính và có đáp số là:
A. 7,5 và 1,2
B. 3 và 1,85
C. 4,5 và 2
D. Cả 3 câu trên đều sai
4. Kết luận
Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:
- Nắm nội dung của định lý đảo của định lý Talet .
- Vận dụng định lý để xác định các cặp đường thẳng song song trong hinhg vẽ với số liệu đã cho
- Hiểu được cách chứng minh hệ quả của định lý Talét, đặc biệt là phải nắm được các trường hợp có thể xảy ra khi đường thẳng B’C’ song song với cạnh BC
- Qua mỗi hình vẽ HS viết được tỉ lệ thức hoặc dãy các tỉ số bằng nhau.1
Tham khảo thêm
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 1: Định lí Ta-lét trong tam giác
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 8: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
- doc Toán 8 Chương 3 Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
- doc Toán 8 Ôn tập chương 3: Tam giác đồng dạng