Thủ thuật, xét nghiệm trong lâm sàng
Chuyên mục Thủ thuật, xét nghiệm trong lâm sàng chia sẻ đến bạn các nhận định, chỉ định, trình tự thực hiện, rủi ro, ý nghĩa lâm sàng và yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm trong lâm sàng. Hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích phục vụ cho quá trình công tác và học tập, nghiên cứu tham khảo của bạn. Mời các bạn cùng tham khảo.Mục lục nội dung
1. Lâm sàng là gì?
Lâm sàng, dịch từ tiếng Pháp là clinique, tiếng Anh là clinical. Chữ "lâm" nghĩa là là đến gần, vào một hoàn cảnh nào đó, như lâm nguy, lâm bồn (thai phụ sắp sinh), lâm bệnh, lâm chung; “Sàng” có nghĩa là cái giường, ở đây chỉ giường của người bệnh. Lâm sàng là một danh từ y khoa, chỉ những gì liên quan đến, xảy ra ở giường của người bệnh, bệnh viện (lúc khám bệnh).
Lâm sàng là từ dùng để dịch từ tiếng Pháp “clinique” trước đây, lúc các trường y khoa còn dạy bằng tiếng Pháp. Tiếng Pháp, “clinique”, tiếng Anh “clinical” chỉ những gì xảy ra bên giường người bệnh, nói giản dị là lúc khám bệnh. Hiện nay những gì liên hệ trực tiếp đến người bệnh thì gọi là lâm sàng (clinical).
2. Xét nghiệm lâm sàng là gì?
Khám lâm sàng là hoạt động khám đầu tiên của tất cả quy trình khám chữa bệnh. Bác sĩ sẽ trực tiếp khám người bệnh thông qua các kỹ năng lâm sàng cơ bản là nhìn, sờ, gõ, nghe,...để phát hiện các dấu hiệu bất thường của các cơ quan trong cơ thể. Khám lâm sàng giúp bác sĩ tìm ra các yếu tố tác động tới tình trạng sức khỏe người bệnh như tuổi, tiền sử bệnh, môi trường sống, nghề nghiệp, nghiện rượu, thuốc lá,...Bước khám này giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh ban đầu, định hướng để chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp để từ đó chẩn đoán xác định bệnh.
3. Xét nghiệm cận lâm sàng là gì?
Khám sức khỏe cận lâm sàng là một khâu nằm trong quy trình khám sức khỏe định kỳ, nó bao gồm nhiều kỹ thuật như: Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),…Kỹ thuật y học cận lâm sàng là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả, ngoài việc thăm khám lâm sàng, các bác sĩ còn phải kết hợp các xét nghiệm cùng việc sử dụng những kỹ thuật y học cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, chẩn đoán để phân biệt với các bệnh khác, đồng thời giúp người bệnh theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.
4. Khám và xét nghiệm lâm sàn và cận lâm sàn
4.1 Khám lâm sàn ở các khoa:
- Khoa nội tổng quát: Khám thể lực, phát hiện bệnh lý về hô hấp, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa.
- Da liễu.
- Răng hàm mặt.
- Tai mũi họng.
- Kiểm tra thị lực.
- Huyết áp
- Ngoại khoa.
- Phụ khoa (với nữ giới).
4.2 Xét nghiệm cận lâm sàn:
Xét nghiệm máu: giúp phát hiện các bệnh lý về máu; kiểm tra và phát hiện các bệnh lý thận, tiết niệu; các bệnh về gan; phát hiện các rối loạn chuyển hóa glucose, phát hiện, theo dõi bệnh tiểu đường; phát hiện virus viêm gan B; virus viêm gan C; xét nghiệm HIV; tầm soát và theo dõi bệnh gout; kiểm tra lượng mỡ máu nhằm phát hiện rối loạn mỡ máu: bệnh tăng lipid máu, nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số: giúp phát hiện các bệnh về hệ sinh dục, bệnh tiết niệu, bệnh lý thận – tiết niệu.
Soi tươi dịch âm đạo: Giúp phát hiện các bệnh viêm nhiễm sinh dục ở nữ.
Điện tâm đồ: giúp phát hiện tổn thương cơ tim và rối loạn nhịp tim
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng.
Chụp X-quang: Là phương pháp dùng tia X có bức xạ cao xuyên qua mô mềm và các thành phần dịch trong cơ thể để tạo hình ảnh.
Siêu âm: Là kỹ thuật sử dụng các sóng siêu âm để xây dựng, tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể
.....
Khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng hay xét nghiệm lâm sàng có vai trò quan trọng trong phát hiện và chẩn đoán bệnh. Từ kết quả khám lâm sàng, bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm chuyên sâu cần làm với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Hi vọng đây sẽ là những tư liệu hữu ích hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.