Toán 9 Ôn tập chương 3: Góc với đường tròn
Trong bài học dưới đây các em sẽ được tìm hiểu các kiến thức về góc và đường tròn. Đồng thời có các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết giúp các nắm vững kiến thức một cách dễ dàng và vận dụng giải các bài tập liên quan từ cơ bản đến nâng cao. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
Toán 9 Ôn tập chương 3: Góc với đường tròn
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Góc ở tâm
Góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Hai cạnh của góc ở tâm cắt đường tròn tại hai điểm, do đó chia đường tròn thành hai cung.
Với các góc α ( 0 < α < 180°) thì cung nằm bên trong góc được gọi là cung nhỏ.
Cung nằm bên ngoài góc được gọi là cung lớn.
1.2. Góc nội tiếp
Định nghĩa
Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.
Định lí
Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.
Hệ quả
Trong một đường tròn:
Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau
Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau
Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 900) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
1.3. Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung
Khái niệm
Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh nằm trên đường tròn, hai cạnh của góc gồm một tia là tiếp tuyến với đường tròn, tia còn lại chứa dây cung.
Góc ^BAx (hoặc ^BAy) là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung.
Định lí
Số đo của góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.
1.4. Góc có đỉnh bên trong đường tròn
ĐỊNH LÍ: Số đo của góc có đỉnh bên trong đường tròn bẳng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.
Góc ^BEC là góc có đỉnh E nằm bên trong đường tròn nên ^BEC=12(sđ⌢BnC+sđ⌢AmD)
1.5. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
ĐỊNH LÍ: Số đo của góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.
Góc ^AED có đỉnh E bên ngoài đường tròn nên ^AED=12(sđ⌢BnC−sđ⌢AmD)
1.6. Bài toán quỹ tích "Cung chứa góc"
Với đoạn thẳng AB và góc α(00<α<1800) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn ^AMB=α là hai cung chứa góc α dựng trên đoạn AB
Chú ý:
- Hai cung chứa góc α nói trên là hai cung đối xứng với nhau qua AB
- Hai điểm A,B được coi là thuộc quỹ tích
- Trường hợp α=900 thì quỹ tích trên là hai nửa đường tròn đường kính AB
1.7. Tứ giác nội tiếp
Định nghĩa: Một tứ giác có bốn đỉnh cùng nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (hay tứ giác nội tiếp)
Chẳng hạn, tứ giác ABCD có bốn đỉnh A,B,C,D cùng nằm trên một đường tròn nên ABCD được gọi là tứ giác nội tiếp.
Định lí: Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800
ABCD là tứ giác nội tiếp nên ta có ˆA+ˆC=ˆB+ˆD=1800
Định lí đảo: Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn
Cụ thể ở hình trên, nếu có ˆA+ˆC=1800 hoặc ˆB+ˆD=1800 thì tứ giác ABCD nội tiếp được đường tròn.
1.8. Công thức tính độ dài đường tròn
"Độ dài đường tròn" được kí hiệu là C, hay còn gọi là chu vi hình tròn được tính bằng công thức C=2πR với R là bán kính của đường tròn
1.9. Công thức tính độ dài cung tròn
Trên đường tròn bán kính R, độ dài l cả một cung n0 được tính theo công thức l=πRn180
1.10. Diện tích hình quạt tròn
S=πR2n360 hoặc S=lR2
2. Bài tập minh hoạ
2.1. Bài tập 1
Cho đường tròn (O) có đường kính AB bằng 12cm. Một đường thẳng qua A cắt đường tròn (O) ở M và cắt tiếp tuyến của đường tròn tại B ở N. Gọi I là trung điểm của MN. Biết rằng AI=13cm,độ dài đoạn thẳng AM là:
Hướng dẫn giải
Đặt AM=x,MI=NI=y
Khi đó theo đề bài ta có x+y=13 (1) (AI=13cm)
Mặt khác áp dụng hệ thức lượng cho tam giác vuông ABN với đường cao BM ta có AB2=AM.AN hay 122=x(x+2y) (2)
Từ (1) ta có y=13−x thế vào (2) ta được: x(x+2(13−x))=122⇔−x2+26x−144=0
Dễ dàng giải phương trình trên bằng công thức nghiệm ta được x=18,x=8
Kết hợp với điều kiện ta suy ra AM=8cm
2.2. Bài tập 2
Cho viên gạch men được mô phỏng như hình, hãy tính diện tích bị tô màu, biết viên gạch hình vuông có cạnh là 40cm
Hướng dẫn giải
Ta có diện tích của viên gạch hình vuông là Shv=40.40=1600(cm2)
Bốn góc không tô màu chính là diện tích hình tròn có bán kính bằng 20cm.
Vậy, diện tích phần không tô màu là: Sktm=πr2=20.20.π=400π(cm2)
Diện tích phần tô màu là: S=1600−400π≈344(cm2)
2.3. Bài tập 3
Đồ thị trên biểu diễn hình quạt phân phối học sinh của một trường thuộc vùng quê, trong đó, màu xanh hiển thị học sinh cấp 1, màu vàng hiển thị cấp 2 và màu đỏ hiển thị cấp 3.
biết rằng giá trị góc α=30∘ và tổng học sinh cấp 2 và cấp 3 chỉ bằng 14 học sinh cấp 1. Tổng số học sinh trong trường là 720 em. Tính số học sinh mỗi cấp.
Hướng dẫn giải
Ta thấy rằng số học sinh cấp 2 và 3 có tổng là 14 nên số học sinh của hai cấp này là 7204=180 em.
Số học sinh cấp 1 của trường này là 720−180=540 em
Vì góc α=30∘⇒ số học sinh cấp 3 bằng 3090=13 số học sinh của cấp 2 và 3.
Số học sinh cấp 3 là: 1803=60 em.
Số học sinh cấp 1 là 180−60=120 em
2.4. Bài tập 4
Cho đường tròn (O). Vẽ hai dây cung AC và BD bằng nhau và vuông góc với nhau tại điểm I (B thuộc cung nhỏ AC). Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân.
Hướng dẫn giải
Gọi giao điểm của AC và BD là H
Ta có hai dây AC và BD bằng nhau và cùng vuông góc với nhau nên:
sđAD=sđBC.
Suy ra hai tam giác HCD và HAB đều vuông cân tại H
^BDC=^ABD
ABCD là hình thang.
Lưu ý: Hình thang nội tiếp đường tròn luôn là hình thang cân
2.5. Bài tập 5
Tam giác ABC đều nội tiếp đường tròn (O). M là điểm chính giữa cung nhỏ BC, AM cắt BC tại E. chứng minh AB.BM=AM.BE
Hướng dẫn giải
Ta có, M là điểm chính giữa cung BC nên ^BAM=^CAM
Mặc khác tam giác ABC đều nên AM chính là đường trung trực của BC.
Và AM chính là đường kính của đường tròn (O)
⇒^MBA=90o
Dễ dàng chứng minh ΔABM∼ΔBEM(g.g)
Nên ABBE=AMBM⇔AB.BM=AM.BE
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho đường tròn đường kính AB. Qua A và B kẻ hai tiếp tuyến của đường tròn đó. Gọi M là một điểm trên đường tròn. Các đường thẳng AM và BM cắt các tiếp tuyến trên lần lượt tại B′ và A′.
a) Chứng minh rằng AA′.BB′=AB2
b) Chứng minh rằng A′A2=A′M.A′B
Câu 2: Cho lục giác ABCDEF. Chứng minh rằng đường chéo BF chia AD thành hai đoạn thẳng theo tỉ số 1:3.
Câu 3: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Dựng điểm M nằm trong tam giác ABC sao cho ^AMB=^BMC=^CMA
Câu 4: Hai ròng rọc có tâm O,O′ và bán kính R=4a, R′=a. Hai tiếp tuyến chung MN và PQ cắt nhau tại A theo góc 60∘. Tìm độ dài của dây cua- roa mắc qua hai ròng rọc.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho đường tròn đường kính AB và dây AC sao cho số đo cung AC là 60 độ. Số đo góc OCB là:
A. ^OCB=15o
B. ^OCB=20o
C. ^OCB=25o
D. ^OCB=30o
Câu 2: Cho đường tròn (O;R). Vẽ dây AB sao cho số đo cung nhỏ AB bằng 12 số đo cung lớn AB. Diện tích tam giác AOB là:
A. R2√34
B. R2√32
C. R2√3
D. 2R2√3
Câu 3: Cho viên gạch men được mô phỏng như hình, diện tích bị tô màu là bao nhiêu? (biết viên gạch hình vuông có cạnh là 80cm)
A. ≈1373,45(cm2)
B. ≈1375,55(cm2)
C. ≈1385,55(cm2)
D. ≈1345,65(cm2)
Câu 4: Cho biết tam giác OBC đều, hai đoạn thẳng OB và CD tạo với nhau một góc bao nhiêu độ (≤90∘)
A. 65o
B. 75o
C. 105o
D. 115o
4. Kết luận
Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:
- Biết vận dụng các kiến thức vào việc giải bài tập về tính toán các đại lượng liên quan đến đường tròn , hình tròn.
- Phát biểu được các khái niệm, đọc, vẽ hình,.... Vận dụng giải các bài toán
Tham khảo thêm
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 1: Góc ở tâm và số đo cung
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 2: Liên hệ giữa cung và dây
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 3: Góc nội tiếp
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 4: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 6: Cung chứa góc
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 7: Tứ giác nội tiếp
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 9: Độ dài đường tròn, cung tròn
- doc Toán 9 Chương 3 Bài 10: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn