Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
Ban biên tập eLib xin giới thiệu Giải bài tập SGK dưới đây để giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng làm bài Vật lý liên quan đến kiến thức về Đo thể tích chất lỏng trong SBT Vật lý 6 Bài 3. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 3.1 trang 10 SBT Vật lý 6
2. Giải bài 3.2 trang 10 SBT Vật lý 6
3. Giải bài 3.3 trang 10 SBT Vật lý 6
4. Giải bài 3.4 trang 10 SBT Vật lý 6
5. Giải bài 3.5 trang 10 SBT Vật lý 6
6. Giải bài 3.6 trang 10 SBT Vật lý 6
7. Giải bài 3.7 trang 10 SBT Vật lý 6
8. Giải bài 3.8 trang 11 SBT Vật lý 6
9. Giải bài 3.9 trang 11 SBT Vật lý 6
10. Giải bài 3.10 trang 11 SBT Vật lý 6
11. Giải bài 3.11 trang 11 SBT Vật lý 6
1. Giải bài 3.1 trang 10 SBT Vật lý 6
Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít?
A. Bình 1000ml và có vạch chia đến 10ml
B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml
C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml
D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết GHĐ và ĐCNN để chọn dụng cụ đo thích hợp.
- Giới hạn đo (GHĐ) của bình chia độ là số lớn nhất trên bình chia độ
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình chia độ
- Kết quả đo chính xác thì ĐCNN phải càng nhỏ
Hướng dẫn giải
Chọn B.
Vì chất lỏng có thể tích gần 0,5 lít = 500ml nên bình đo phải có GHĐ ít nhất là 500ml, đồng thời muốn kết quả đo chính xác thì ĐCNN phải càng nhỏ, do đó bình 500ml có vạch chia đến 2ml là bình chia độ phù hợp nhất.
2. Giải bài 3.2 trang 10 SBT Vật lý 6
Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ và ĐCNN là:
A. 100cm3 và 10cm3
B. 100cm3 và 5cm3
C.100cm3 và 2cm3
D. 100cm3 và 1cm3
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết GHĐ và ĐCNN để chọn dụng cụ đo thích hợp.
- Giới hạn đo (GHĐ) của bình chia độ là số lớn nhất của bình chia độ
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình chia độ
Hướng dẫn giải
Chọn C.
Vì GHĐ là số lớn nhất ghi trên bình là 100cm3 còn ĐCNN là 2cm3.
3. Giải bài 3.3 trang 10 SBT Vật lý 6
Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ ở hình 3.2
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết về GHĐ và ĐCNN:
- Giới hạn đo (GHĐ) của bình chia độ là số lớn nhất
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình chia độ
Hướng dẫn giải
Hình 3.2a: GHĐ: 100cm3 và ĐCNN: 5cm3
Hình 3.2b: GHĐ: 250cm3 và ĐCNN: 25cm3
4. Giải bài 3.4 trang 10 SBT Vật lý 6
Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường dưới đây:
A. V1 = 20,2cm3
B. V2 = 20,50cm3
C. V3 = 20,5cm3
D. V4 = 20cm3
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết về viết kết quả đo:
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
- Dựa vào giá trị ĐCNN đã cho để xác định kết quả đúng
Hướng dẫn giải
Vì ĐCNN của bình chia độ là 0,5cm3 nên kết quả đo được phải có tận cùng là 0 hoặc 5 và phải có một chữ số thập phân sau dấu phẩy nên đáp án C là đáp án chính xác nhất.
Chọn C.
5. Giải bài 3.5 trang 10 SBT Vật lý 6
Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
a. V1 = 15,4cm3
b. V1 = 15,5cm3
Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng trong phòng thí nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là 0,1cm3; 0,2cm3 và 0,5cm3
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết về ĐCNN và cách viết kết quả đo:
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
- Dựa vào số thập phân trong kết quả để xác định ĐCNN
Hướng dẫn giải
a. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là: 0,2cm3 hoặc 0,1cm3 vì 0,4 cm3 chia hết cho 0,2cm3 hoặc 0,1cm3.
b. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là: 0,1cm3 hoặc 0,5cm3 vì 0,5 cm3 chia hết cho 0,1cm3 hoặc 0,5cm3.
6. Giải bài 3.6 trang 10 SBT Vật lý 6
Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
Phương pháp giải
Sử dụng kiến thức thực tế về dụng cụ đo thể tích: ca đong, chai lọ,... dùng để đong xăng dầu, nước mắm,
Hướng dẫn giải
- Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích. Thường được dùng để đong xăng dầu, nước mắm, bia…
- Các loại bình chia độ thường được dùng để đo thể tích chất lỏng trong các phòng thí nghiệm
- Xilanh, bơm tiêm thường dùng để đo thể tích nhỏ như thuốc tiêm,…
7. Giải bài 3.7 trang 10 SBT Vật lý 6
Hãy dùng dụng cụ đo thể tích mà em có để đo dung tích (sức chứa) của một đồ dùng đựng nước trong gia đình em.
Phương pháp giải
Sử dụng hiểu biết thực tế các dụng cụ đo và đo thể tích vật trong gia đình.
Hướng dẫn giải
Tùy trường hợp cụ thể em có thể chọn như đo dung tích ấm đun nước nhà em, dụng cụ đo thể tích em có thể chọn chai nhựa hoặc chai thủy tinh loại 0,5 lít. Đổ nước vào đầy ấm rồi rót ra chai, em rót được tất cả mấy chai rồi từ đó suy ra thể tích ấm.
8. Giải bài 3.8 trang 11 SBT Vật lý 6
Câu nào sau đây là đúng nhất?
Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là:
A. can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.
B. ĐCNN của can là 3 lít.
C. GHĐ của can là 3 lít.
D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.
Phương pháp giải
Sử dụng kiến thức về GHĐ:
Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ là độ dài lớn nhất ghi trên dụng cụ
Hướng dẫn giải
Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít , thì có nghĩa là can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.
Vì trên can nhựa chỉ ghi 3 lít không chia các vạch nên 3 lít vừa là GHĐ vừa là ĐCNN và can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.
Vậy nên cả ba phương án A, B, C đều đúng.
Vậy đáp án D là đáp án đúng nhất.
9. Giải bài 3.9 trang 11 SBT Vật lý 6
Một học sinh dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo nào sau đây được ghi đúng?
A. 36cm3
B. 40cm3
C. 35cm3
D. 30cm3
Phương pháp giải
Sử dụng kiến thức về GHĐ và ĐCNN và cách đọc kết quả:
- Giới hạn đo (GHĐ) của bình chia độ là độ dài lớn nhất ghi trên bình chia độ
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình chia độ
Hướng dẫn giải
Vì vạch chất lỏng nằm sát với vạch giữa khoảng 30-40cm3 nên đây là vị trí 35cm3
Đáp án C đúng.
10. Giải bài 3.10 trang 11 SBT Vật lý 6
Đọc giá trị của thể tích nước chứa trong bình (H.3.4) theo cách nào sau đây là đúng?
A. Đặt mắt ngang theo mức a.
B. Đặt mắt ngang theo mức b.
C. Đặt mắt ngang theo mức nằm giữa a và b.
D. Lấy trung bình cộng của các giá trị đọc ngang theo mức a và mức b.
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức về cách đọc kết quả đo: Lấy trung bình cộng của các giá trị đọc ngang theo mức a và mức b
Hướng dẫn giải
Ta chưa xác định được chính xác mực chất lỏng tại a hay b nên ta đọc giá trị tại a và đọc giá trị tại b, hai lần đọc sẽ cho 2 kết quả khác nhau. Vì vậy ta lấy trung bình cộng của các giá trị đọc ngang theo mức a và mức b.
Chọn D
11. Giải bài 3.11 trang 11 SBT Vật lý 6
Ba bạn Bắc, Trung, Nam dùng các bình chia độ khác nhau để đo cùng một lượng chất lỏng. Kết quả của các bạn đó được ghi đúng như sau:
Bạn Bắc ghi: V = 63cm3
Bạn Trung ghi: V = 62,7cm3
Bạn Nam ghi: V = 62,5cm3
Hãy xác định ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng?
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức về độ chia nhỏ nhất và cách ghi kết quả đo:
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình chia độ
- Từ kết quả về thể tích của 3 bạn để xác định ĐCNN
Hướng dẫn giải
ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng là:
- Bạn Bắc: V = 63cm3 ⇒ ĐCNN: 1cm3
- Bạn Trung: V = 62,7cm3 ⇒ ĐCNN: 0,1cm3
- Bạn Nam: V = 62,5cm3 ⇒ ĐCNN: 0,5cm3 hoặc 0,1cm3
12. Giải bài 3.12 trang 11 SBT Vật lý 6
Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.
a) Số ghi trên can có ý nghĩa gì?
b) Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết về GHĐ và ĐCNN để xác định:
- Ý nghĩa số ghi trên can
- Số can cần dùng: (tổng thể tích)/(thể tích 1 can)
Hướng dẫn giải
a) Số ghi trên can có ý nghĩa là thể tích chất lỏng mà can chứa được.
b) Phải dùng số can ít nhất là 14 can vì 20:1,5 ≈ 13,3
13. Giải bài 3.13 trang 11 SBT Vật lý 6
Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước?
Phương pháp giải
Để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước, ta cần ghi nhớ:
- 10 - 8 + 5 = 7 nghĩa là (thể tích can 1) - (thể tích can 2) + (thể tích can 3) = 7 lít nước
- Sử dụng kiến thức cách đo thể tích để thực hiện
Hướng dẫn giải
- Đổ nước từ can thứ nhất sang đầy can thứ hai, như vậy can thứ nhất còn 2 lít.
- Đổ nước từ can thứ hai sang đầy can thứ ba, như vậy can thứ ba có 5 lít.
- Đổ nước lại từ can thứ ba sang can thứ nhất, như vậy can thứ nhất có 7 lít.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng đo khối lượng
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng lực
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 15: Đòn bẩy
- doc Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 16: Ròng rọc