Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 1 Đo độ dài SBT Vật lý 6 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải bài tập SBT Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài

1. Giải bài 1-2.1 trang 5 SBT Vật lý 6

Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:

Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình 1-2.1 là:

A. 1m và 1mm.

B. 10dm và 0,5cm.

C. 100cm và 1cm

D. 100cm và 0,2cm.

Phương pháp giải

- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

Hướng dẫn giải

Vì thước có độ dài lớn nhất ghi trên thước là 100cm = 10dm nên GHĐ của thước là 10dm.

Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1 : 2 = 0,5 cm nên ĐCNN của thước là 0,5cm.

Chọn B.

2. Giải bài 1-2.2 trang 5 SBT Vật lý 6

Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Phương pháp giải

Độ dài của sân trường tương đối lớn nên dùng thước cuộn có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài sân trường với số lần đo ít nhất.

Hướng dẫn giải

Vì độ dài của sân trường tương đối lớn, khoảng vài chục mét nên dùng thước cuộn có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài sân trường với số lần đo ít nhất.

Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1% là chấp nhận được).

Chọn B.

3. Giải bài 1-2.3 trang 5 SBT Vật lý 6

Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 1-2.2.

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết về GHĐ và ĐCNN:

- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

Hướng dẫn giải

a) GHĐ là 10cm và ĐCNN là 0,5cm.

b) GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1mm.

4. Giải bài 1-2.4 trang 5 SBT Vật lý 6

Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.

Phương pháp giải

Dựa vào từng đặc điểm của vật cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp

Hướng dẫn giải

-  Chọn thước 1 để đo độ dài B (1-B). Vì độ dài của lớp học tương đối lớn, cỡ khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học sẽ chỉ phải đo ít lần hơn, nên chính xác hơn do đó nên chọn thước 1.

Mặc dù, thước 1 có ĐCNN lớn nhất (1cm) so với 2 thước còn lại, nhưng trong thực tế dùng thước 1 vẫn phù hợp so với độ dài lớp học.

-  Chọn thước 2 để đo độ dài c (2-C), vì chu vi miệng cốc là độ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.

-   Chọn thước 3 để đo độ dài A (3-A), vì bề dày cuốn Vật lí 6 nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và ghi kết quả đo sẽ càng chính xác hơn. Do đó nên chọn thước 3. 

→ 1-B, 2-C, 3-A  

5. Giải bài 1-2.5 trang 6 SBT Vật lý 6

Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?

Phương pháp giải

- Sử dụng kiến thức thực tế về thước đo độ dài để kêt tên các loại thước

- Để giải thích dựa vào sự phù hợp về:

+ Hình dáng đối tượng

+ Chiều dài đối tượng

+ Công việc

Hướng dẫn giải

- Những loại thước đo độ dài mà em biết: thước dây, thước thẳng, thước cuộn, thước kẻ, thước kẹp, thước nửa mét,…

- Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau vì để:

+ Phù hợp với hình dáng đối tượng cần đo. (thẳng, cong)

+ Phù hợp với chiều dài đối tượng cần đo. (lớn, nhỏ)

+ Phù hợp với công việc (VD : một số công việc yêu cầu đo với độ chính xác cao hơn hay tương đối).

6. Giải bài 1-2.6 trang 6 SBT Vật lý 6

Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đo.

Phương pháp giải

Sử dụng kiến thức về:

- Dụng cụ đo độ dài

- Cách đo độ dài

- Xử lí kết quả đo

Hướng dẫn giải

- Dụng cụ mà em có là thước cuộn để đo độ dài sân trường.

- Thước cuộn có GHĐ là 5m và ĐCNN là 1cm. 

- Cách đo:

+ Độ dài sân trường em khoảng 50m. Đặt thước dọc theo chiều dài sân trường sao cho 1 đầu sân trường ngang bằng với vạch số 0 của thước.

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước.

+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

+ Đo khoảng 10 lần thì mới hết chiều dài sân trường và cộng kết quả 10 lần đo.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM